Thứ Ba (23/04/2024)

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thay đối người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như thế nào? Điều kiện, thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Tôi và chồng tôi ly hôn được 2 năm nay, khi ly hôn tôi và chồng tôi có con chung 6 tuổi nhưng do khi đó tôi chưa có việc làm, thu nhập ổn định nên Tòa án xử cho chồng tôi được nuôi con, nhưng nửa năm qua chồng tôi đi làm ăn xa thường xuyên do đó hay để con tôi ở nhà một mình, và nhiều khi còn uống rượu say rồi mắng con tôi. Bây giờ, tôi đã có công việc, thu nhập ổn định nên tôi muốn đón con tôi về sống chung với tôi, vậy mong tổng đài tư vấn giúp để tôi có thể được trực tiếp nuôi dưỡng con tôi?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới AZLAW, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau: Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, vấn đề này được quy định tại điều 84 Luật hôn nhân gia đình:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Theo quy định này, bạn có thể yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ sau:
Theo thoả thuận của cha mẹ
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Đối với trường hợp con nhỏ trên 7 tuổi sẽ cần có hỏi ý kiến của người con, do đó trong trường hợp cuộc sống của con vẫn tốt bạn nên tham khảo ý kiến của con tránh các vấn đề phát sinh khi tiến hành khởi kiện tại tòa án.

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Theo quy định tại điều 81 luật hôn nhân gia đình, việc thực hiện thay đổi người trực tiếp nuôi con thực hiện tại toà án theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú/làm việc. Hồ sơ gồm:
– Đơn khởi kiện
– Quyết định/bản án ly hôn
– CMND, hộ khẩu
– Giấy khai sinh của con
– Căn cứ về việc thay đổi quyền nuôi con
Bước 2: Toà án tiếp nhận đơn, yêu cầu tạm ứng án phí. Đương sự nộp tạm ứng án phí để toà thụ lý giải quyết
Bước 3: Toà án thụ lý giải quyết, nếu có đầy đủ căn cứ sẽ ra quyết định chuyển người trực tiếp nuôi con

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan