Thứ Sáu (29/03/2024)

Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hôn nhân đồng giới là gì? Hôn nhân đồng giới có được công nhận hay không? Ly hôn đồng giới giải quyết như thế nào?

Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới hiểu đơn giản là việc những người có cùng giới tính tổ chức đám cưới, về chung sống cùng một nhà như hai vợ chồng. Vậy hôn nhân đồng giới có được pháp luật công nhận?

Điều kiện kết hôn theo luật định

Theo quy định hiện tại, điều kiện kết hôn gồm
– Điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Hai bên tự nguyện. Trong đó, việc tự nguyện thể hiện qua việc hai người tự đi đến Ủy ban nhân dân và ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự hay nói cách khác là có khả năng nhận thưc và làm chủ được hành vi.
– Không rơi vào các trường hợp: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; kết hôn cận huyết, giữa người có quan hệ gia đình với nhau.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn tại Việt Nam

Người đồng giới có được kết hôn tại Việt Nam không?

Trên thực tế, Việt Nam không tồn tại quy định cấm hay đồng ý người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Có thể khẳng định, Nhà nước Việt Nam cho phép người đồng giới kết hôn nhưng hôn nhân của họ sẽ không được bảo vệ hay có bất cứ giá trị gì về mặt pháp lý. Hay nói cách khác, người cùng giới tính sẽ không được đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền. Quan điểm này được khẳng định qua các quy định sau:

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Kết hôn là việc namnữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Thứ hai, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nam nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện của luật định.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam, nhưng không được đăng ký kết hôn. Hôn nhân của họ không được công nhận về mặt pháp lý và không được bảo vệ bởi pháp luật.

Ly hôn giữa người đồng giới

Do không được pháp luật công nhận nên việc ly hôn giữa người đồng giới là không có (do không có đăng ký kết hôn). Vì vậy, trường hợp các cặp đôi đồng giới tan vỡ thì không cần thực hiện thủ tục ly hôn.

Cần lưu ý về một số chế độ khi kết hôn, chung sống với người đồng giới như:
– Về quy định tài sản chung không xác định như với vợ/chồng mà xác định theo quy định pháp luật về dân sự. Theo đó, tài sản trong quá trình chung sống sẽ phải chứng minh là tài sản chung.
– Về con chung, đối với trường hợp nhận con nuôi thì sẽ theo quy định của luật nuôi con nuôi

Thực trạng hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Trên thực tế tại Việt Nam, nhiều cặp đôi đồng giới đã tổ chức đám cưới về một nhà cùng nhau. Dù có giới tính nào nhưng khi họ đến với nhau cảm thấy hạnh phúc thì đó là điều tuyệt vời rồi hãy sống cho chính mình cho chính bản thân mình chứ bạn đừng nghĩ ngoài kia mặc xác ai nói gì thì kệ người ta mình không sống cho họ mình sống cho bản thân mình và những người yêu thương mình mà thôi

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan