Thứ Sáu (29/03/2024)

Mức án phí phải nộp khi ly hôn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Án phí khi ly hôn là bao nhiêu tiền? Mức án phí phải nộp khi ly hôn. Quy định về án phí khi ly hôn

Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ tạm ứng chi phí, chịu chi phí; xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng khi các bên giải quyết tranh chấp. Vậy nên, hai bên vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ này. Vậy pháp luật có quy định cụ thể ra sao về án phí, lệ phí phải nộp khi ly hôn? Tại khoản 4 điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:

4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Theo đó, người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có nghĩa vụ phải nộp án phí sơ thẩm, trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Mức nộp án phí, lệ phí khi ly hôn

Án phí: Tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch hiện nay là 300.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm có ngạch giá (có tranh chấp về tài sản) được quy định như sau:
Giá trị tài sản từ 6.000.000 đng trở xuống: mức án phí là 300.000 đồng
Giá trị tài sản trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đng: mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Giá trị tài sản trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí = 20.000.000 đồng + 4% x (giá trị tài sản có tranh chấp – 400.000.000 đồng)
Giá trị tài sản trên 800.000.000 đng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí = 36.000.000 đng + 3% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 800.000.000 đồng)
Giá trị tài sản trên trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí = 72.000.000 đng + 2% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 2.000.000.000 đồng)
Giá trị tài sản từ 4.000.000.000 đồng trở lên: Mức án phí = 112.000.000 đồng + 0,1% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 4.000.000.000 đồng)
Lệ phí: Người nộp đơn không thuộc các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí Tòa án (300.000 đồng) khi đề nghị giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình tại điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Lưu ý:
– Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn hai bên có thể thỏa thuận về việc tạm ứng lệ phí, nếu không thỏa thuận được thì mỗi bên chịu 50% tạm ứng lệ phí.
– Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
– Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan