Thứ sáu (04/10/2024)

Phân biệt giữa vay và mượn trong dân sự

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Trong bộ luật dân sự 2015 có khái niệm vay tài sản và mượn tài sản, vậy vay và mượn ở đây khác nhau như thế nào? Bài viết này sẽ phân biệt vay và mượn.

Trong bộ luật dân sự 2015 có khái niệm vay tài sản và mượn tài sản, vậy vay và mượn ở đây khác nhau như thế nào? Bài viết này sẽ phân biệt vay và mượn.

Về khái niệm VAY và MƯỢN

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

So sánh VAY và MƯỢN

Tiêu chíVayMượn
Định nghĩaLà sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó, bên đi vay có trách nhiệm trả lại khoản đã vay cho bên cho vay tài sản cùng loại, theo đúng giá trị, số lượng, chất lượng khoản đã vay.Như vậy: Vay tài sản nào thì phải trả lại tài sản tương tự. Tuy nhiên có thể không phải tài sản ban đầuLà sự thỏa thuận giữa bên cho mượn và bên đi mượn, trong đó, bên đi mượn có trách nhiệm trả lại đúng tài sản đã mượn.Như vậy: Mượn tài sản nào thì vẫn phải trả lại tài sản đó như ban đầu
Ví dụ cụ thểA “mượn” B 2 kg gạo để ăn, tuần sau A trả lại cho B 2 kg gạo=> Đây gọi là A vay gạo của B.
A “mượn” B 200.000 đồng để xài. Khi nào nhận lương, A sẽ trả cho B.

=> Đây gọi là A vay tiền của B.

A mượn chiếc xe của B để đi học, đến chiều đi học về, A trả lại chiếc xe đó cho B.=> Đây gọi là A mượn xe của B.
Hợp đồng thực hiệnHợp đồng vay tài sảnHợp đồng mượn tài sản
Đối tượng của hợp đồngTài sản tiêu hao hoặc không tiêu hao
Ví dụ vật tiêu hao là những thứ như gạo, tiền, vàng…
Tài sản không tiêu hao.
Ví dụ như xe máy, điện thoại…
Tính chất của hợp đồngHợp đồng đơn vụ hoặc song vụChỉ là hợp đồng đơn vụ
Trả lãiCó thể, trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy địnhKhông
Quyền đối với tài sảnQuyền sở hữu
Chủ thể vay tài sản, trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ khi nhận tài sản đó.
Quyền sử dụng
Chỉ có quyền sử dụng sau khi nhận tài sản mượn.
Quyền đòi lại tài sảnKhông được đòi trước hạn.Trừ trường hợp bên vay đồng ý hoặc đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.Đòi lại ngay khi:
– Bên mượn đã đạt mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn.

– Bên cho mượn có nhu cầu đột xuất nhưng phải báo cho bên mượn trong thời gian hợp lý.

– Bên mượn sử dụng tài sản trái mục đích, công dụng…mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
Quyền trả lại tài sản– Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật khác thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.– Phải trả lại đúng tài sản đã mượn.Trong quá trình sử dụng phải giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản. Nếu tài sản hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

Như vậy trên đây là những tổng hợp về VAY và MƯỢN theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Hy vọng rằng các khái niệm và đặc điểm trên sẽ giúp ích nhiều cho mọi người trong quá trình thực hiện hợp đồng

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan