Thứ Ba (23/04/2024)

Tảo hôn là gì? Hậu quả của tảo hôn?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tảo hôn là gì? Khái niệm về tảo hôn được pháp luật quy định như thế nào? Mức phạt đối với việc tảo hôn và tổ chức tảo hôn theo quy định hiện hành.

Tảo hôn là gì?

Theo quy định tại luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Hiện tại, không có khái niệm cụ thể về việc lấy vợ, lấy chồng. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đây là việc tổ chức đám cưới và sinh hoạt như vợ, chồng khi hai bên chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2014. Tảo hôn gây hậu quả về tâm lý, sinh lý và sức khỏe sinh sản cho cả hai vợ chồng khi còn quá trẻ để lập gia đình.

Tảo hôn
Tảo hôn

Xác định tuổi tảo hôn

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc xác định tuổi theo khoản 1 điều 2 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Độ tuổi kết hôn

Mức phạt khi tảo hôn

Trong trường hợp tảo hôn mức phạt có thể từ 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ theo quy định tại điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP hoặc xử lý hình sự với trường hợp tổ chức tảo hôn

Xử phạt hành chính

Việc tảo hôn bị xử phạt hành chính theo điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Xử lý hình sự

Việc tảo hôn có thể bị xử lý hình sự theo điều 183 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) từ 10 – 30 triệu và cải tạo không giam giữ tới 2 năm theo quy định của bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Hậu quả, tác hại của việc tảo hôn

Tảo hôn đem lại nhiều hậu quả lớn ví dụ như:
– Tâm sinh lý các em chưa phát triển làm cho khó có thể có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc
– Việc đăng ký kết hôn không xuất phát từ tình yêu theo tiêu chí của luật hôn nhân gia đình mà do phong tục lạc hậu của địa phương
– Làm tăng nhanh dân số và giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em.
– Kết hôn khi còn sớm, khi mang thai và sinh con sẽ dễ gặp các về sức khỏe do cơ thể chưa phát triển dẫn đến con sinh ra mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, con bị đao, bị dị tật, suy dinh dưỡng, thường xuyên mắc bệnh và sức khỏe của người mẹ cũng không được đảm bảo, có thể sinh non, sảy thai hoặc thậm chí là tử vong.
– Tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu, con cái không được nuôi dạy đầy đủ không thể phát triển được về thể chết và trí tuệ.

Hỏi đáp về tảo hôn

Tổ chức đám cưới trước, đăng ký kết hôn sau có phạm luật?

Theo quy định, khi chưa đủ tuổi thì không thể tiến hành đăng ký kết hôn. Tuy vậy, trường hợp tổ chức đám cưới trước thường được xem xét là hành vi tổ chức tảo hôn. Do vậy, trường hợp này có thể bị xử phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn theo quy định trên.

Tảo hôn vẫn được công nhận vợ, chồng

Theo quy định tại khoản 2 điều 11 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.”

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan