Ngoại tình là gì? Mức phạt với người ngoại tình
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Ngoại tình là gì? Tư vấn cách thức xử lý đối với hành vi ngoại tình của vợ/chồng theo đúng quy định pháp luật, trách rắc rối về mặt pháp lý
Nội dung bài viết
Ngoại tình là một vấn để lớn trong các gia đình, trường hợp vợ/chồng ngoại tình thì bị xử lý như thế nào?
Ngoại tình là gì?
Ngoại tình là hành vi quan hệ như vợ chồng với người đã có vợ/có chồng. Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Xem thêm: Đánh ghen hợp pháp
Mức phạt hành chính khi ngoại tình
Với hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 59 nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Do đó, đối với hành vi sống chung với người khác như vợ chồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng với mục đích răng đe cảnh cáo đối với người có hành vi vi phạm.
Xử lý hình sự khi ngoại tình
Đặt ra trường hợp chồng bạn không hối lỗi, vẫn tiếp tục ngoại tình dẫn đến việc ly hôn thì hành vi này đã cấu thành tội phạm hình sự. Trong trường hợp này, chồng bạn và người tình sẽ bị cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (Khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015)
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo đó, mức xử lý hình sự là mức xử lý nặng hơn và là mức xử triệt để hơn khi mức xử lý hành chính không làm cho người vi phạm đó hối lỗi và làm thay đổi hậu quả của hành vi này đem lại. Cụ thể, nếu hành vi vi phạm gây ra hậu quả làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn tới ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ tới 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 1 năm. Trường hợp hành vi này gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn tới việc vợ, chồng hoặc con một trong hai bên tự sát hay Tòa án đã đưa ra quyết định hủy việc kết hôn, buộc chấm dứt việc sống chung như vợ chồng trái với chế độ một vợ một chồng mà người đó vẫn duy trì quan hệ đó sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm.
Ly hôn với người ngoại tình
Ngoài ra, trong trường hợp hành vi ngoại tình dẫn tới ly hôn, khi giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng hành vi ngoại tình của các bên chính là một trong các căn cứ mà Tòa án sẽ chia tài sản ít hơn( điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014)
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Cụ thể tại điều 7 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn như sau:
Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Như vậy, hành vi ngoại tình sẽ được coi là không chung thuỷ trong cuộc sống vợ chồng và tuỳ từng mức độ mà việc chia tài sản có thể được nhiều hơn hoặc ít hơn. Tuy nhiên việc ngoại tình thường là một trong những yếu tố lỗi mà người ngoại tình sẽ được chia ít tài sản hơn khi tiến hành ly hôn.