Thứ Năm (28/03/2024)

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Làm chết người khi thi hành công vụ bị pháp luật xử lý như thế nào? Tư vấn mức phạt khi làm chết người lúc đang thi hành công vụ.

Cùng có hành vi tước đoạt mạng sống của con người, tuy nhiên xét về chủ thể cũng như hậu quả xảy ra pháp luật hình sự quy định thành những tội phạm riêng biệt ví dụ như: Tội giết người; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Trong những tội nêu trên thì “tội làm chết người trong khi thi hành công vụ” mới nghe tên của tội này chúng ta đã thấy có sự khác biệt về chủ thể cũng như yếu tố lỗi so với tội giết người. Dưới đây, AZLAW sẽ phân tích các đặc điểm trong cấu thành tội phạm của “tội làm chết người trong khi thi hành công vụ”.

Cơ sở pháp lý của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định trong Điều 127, Bộ luật hình sự 2017 như sau:

Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm của tội làm chết người khi thi hành công vụ

Chủ thể: Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định. Bên cạnh đó, họ còn phải là những người đang thi hành công vụ nói chung: người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, đó cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra, canh gác, bảo vệ theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc công dân, vì lợi ích chung của xã hội.

Khách thể: Khách thể bị xâm phạm ở đây là quan hệ nhân thân cụ thể là quyền sống của con người.

Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ và hành vi này phải liên quan trực tiếp đến công vụ mà người đó đang thực hiện. Hành vi dùng vũ lực có thể là dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người khác làm cho họ chết hoặc bị thương. Các hình thức dùng vũ lực như dùng vũ khí hoặc tay chân đấm, đá… Các loại vũ khí bao gồm: súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn, thuốc nổ, lê, dao găm, mã tấu và các vũ khí thô sơ khác được giao cho người có quyền sử dụng để thực hiện công vụ.

Hành vi dùng vũ lực của chủ thể trong trường hợp này chứa đựng nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp, và không được pháp luật cho phép.

Trong trường hợp đang thi hành công vụ coi thường tính mạng của người khác, sử dụng vũ khí vô nguyên tắc làm chết người thì dù là người đang thi hành công vụ vẫn phạm tội giết người.

Người đang thực hiện công vụ có hành vi làm chết người nhưng nạn nhân không liên quan trực tiếp đến công vụ của họ thì không phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ mà có thể bị kết án về tội giết người.

Hậu quả: Hậu quả của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là thiệt hại về vật chất – hậu quả chết người, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc với loại tội này.

Mối quan hệ nhân quả: hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép chính là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người.

Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý gián tiếp, có nghĩa là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội của người đang thi hành công vụ là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân. Nếu không xuất phát từ động cơ này thì người phạm tội phải bị xử phạt về tội khác.

Như vậy, đối với loại tội phạm này, người phạm tội có thể chịu hình phạt tù theo khung cơ bản là từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1. Áp dụng hình phạt theo khung tăng nặng khi làm chết nhiều người (từ hai người trở lên) hoặc trong trường hợp nghiêm trọng khác phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm áp dụng đối với trường hợp.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan