Thứ Năm (18/04/2024)

Điều kiện kết hôn tại Việt Nam

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện kết hôn tại Việt Nam là gì? Quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp theo pháp luật hiện hành. Hướng dẫn đăng ký kết hôn

Kết hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Ta hiểu, kết hôn là việc giữa một nam và một nữ, có đủ điều kiện kết hôn thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

Điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình

Điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các diểm a b c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Từ quy định trên, ta thấy các điều kiện cần để kết hôn như sau:
– Điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Hai bên tự nguyện. Trong đó, việc tự nguyện thể hiện qua việc hai người tự đi đến Ủy ban nhân dân và ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự hay nói cách khác là có khả năng nhận thưc và làm chủ được hành vi.
– Không rơi vào các trường hợp: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; kết hôn cận huyết, giữa người có quan hệ gia đình với nhau.

Xem thêm: Độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Chú ý: Một số trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chỉ trong một số thời gian nhất định, việc đăng ký kết hôn vẫn có thể được thực hiện do Ủy ban nhân dân chỉ có thể chứng thực tại thời điểm 02 người đăng ký kết hôn, 02 người hoàn toàn bình thường và dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, trong trường hợp 01 trong 02 người hoàn toàn không biết việc người kia bị mất năng lực hành vi dân sự không hoàn toàn, sau khi phát hiện ra có thể đề nghị hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014.

Kết hôn trái luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Dễ hiểu hơn, kết hôn trái pháp luật là trường hợp tự ý kết hôn khi không đáp ứng đủ điều kiện kết hôn do luật đề ra. Trong một số trường hợp việc kết hôn trái luật có thể bị xử lý theo quy định đến mức hình sự.

Xem thêm: Kết hôn giả là gì? Hậu quả của việc kết hôn giả?

Câu hỏi thường gặp

Người đồng giới có được kết hôn tại Việt Nam không?

Việt Nam không đưa ra quy định cấm người đồng giới không được kết hôn hay cho phép người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định người đống giới được kết hôn tại Việt Nam, nhưng quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được bảo vệ về mặt pháp lý.

Thủ tục đăng ký kết hôn?

Hai bên nam nữ đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường nơi một trong hai bên cư trú. Trường hợp nếu không thường trú thì phải có xác nhận độc thân.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan