Thứ Năm (25/04/2024)

Quy định về nuôi thú cưng tại chung cư?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Có thể nuôi chó, mèo hay thú cưng tại chung cư hay không? Quy định của pháp luật về việc nuôi vật nuôi tại chung cư như thế nào?

Các quy định pháp luật về vật nuôi tại chung cư

Theo quy định tại khoản 3 điều 35 nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

Ngoài ra tại phụ lục số 2 tại thông tư 28/2016/TT-BXD quy định

Điều 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư bắt buộc phải thực hiện được quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở và pháp Luật có liên quan.
2. Các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Như vậy, hành vi nuôi gia súc, gia cầm là hành vi bị nghiêm cấm trong các tòa chung cư. Tuy nhiên, để xác định việc chó, mèo có phải gia súc, gia cầm không? Theo giải thích từ ngữ tại điều 2 luật chăn nuôi 2018 quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Chó, mèo có phải gia súc hay không?

Về cơ bản chó, mèo là động vật có vú, có 4 chân, được con người thuần hóa. Tuy nhiên, cần xét xem “chăn nuôi” theo khoản 6 điều 2 luật chăn nuôi là gì? Tại khoản 2 điều 2 quy định như sau: “2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

Xét trên các khái niệm trên của pháp luật có thể thấy chó, mèo đủ điều kiện để xếp vào mục “gia súc” theo quy định của luật. Vì vậy, việc nuôi chó, mèo tại chung cư là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Chó mèo có phải thú cưng không? Hiện tại, không có quy định pháp luật nào giải thích cụ thể khái niệm thú cưng. Tuy nhiên, theo khái niệm hoạt động chăn nuôi thì có thể tạm hiểu việc nuôi thú cứng là một trong những nội dung của hoạt động chăn nuôi.

Mức phạt khi nuôi vật nuôi tại chung cư?

Việc nuôi vật nuôi tại chung cư như chó, mèo có thể bị xử phạt theo quy định tại điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP và điều 7 nghị định 90/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

167/2013/NĐ-CP

Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

90/2017/NĐ-CP

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan