Thứ hai (11/11/2024)

Thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Trình tự, quyền hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị theo quy định hiện hành

Theo quy định tại điều 156 Luật doanh nghiệp 2020 việc bầu chủ tịch hội đồng quản trị sẽ do hội đồng quản trị thực hiện. Do vậy trước khi bầu chủ tịch hội đồng quản trị, các cổ đông tiến hành họp và bầu ra hội đồng quản trị. Sau đó hội đồng quản trị họp và bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị.

Bầu chủ tịch Hội đồng quản trị

Điều 156. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Việc bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị thực hiện và theo nguyên tắc đa số.

Bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị

Miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị, do đó chủ tịch HĐQT có thể bị miễn nhiệm như đối với các thành viên của hội đồng quản trị theo khoản 1 điều 160 Luật doanh nghiệp gồm:
– Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này;
– Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Có đơn từ chức;
– Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Theo quy định tại điều 153 về thẩm quyền của hội đồng quản trị theo đó HĐQT có thể: “i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;“. Tuy vậy, thành viên HĐQT có thể bị bãi nhiệm theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

Thay đổi ĐKKD khi thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị? Chủ tịch hội đồng quản trị là chức danh nội bộ trong công ty. Tuy nhiên, nếu chủ tịch HĐQT đồng thời là người đại diện theo pháp luật thì nếu thay đổi chủ tịch HĐQT sẽ đồng thời phải làm thủ tục thay đổi đại diện theo pháp luật của công ty. Đối với công ty cổ phần có nhiều hơn 1 người đại diện, nếu không có quy định khác thì chủ tịch HĐQT và giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan