Thứ Sáu (29/03/2024)

Định nghĩa trong mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Định nghĩa, khái niệm các hoạt động phân phối, bán buôn, bán lẻ theo quy định của luật thương mại và các văn bản hướng dẫn

Khi thực hiện các hoạt động đầu tư hoặc nghiên cứu về các hoạt động liên quan tới mua bán hàng hoá trong đầu tư hẳn các bạn đã nghe qua về các khái niệm như: quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối, bán buôn, bán lẻ… Đối với các hoạt động này được pháp luật quy định như thế nào? Các hoạt động này được giải thích tại điều 3 nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:

Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Phân phối, quyền phân phối

Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối

Hoạt động bán buôn

Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ

Đối với hoạt động này thương nhân sẽ không bán cho người tiêu dùng cuối cùng, mà chỉ là đơn vị cung cấp cho các đơn vị bán lẻ như siêu thị, nhà hàng…

Theo quy định trên, việc bán hàng cho các thương nhân, tồ chức khác không sử dụng hàng hóa vào mục đích bán buôn, bán lẻ hay tiêu dùng (như trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã…mua hàng hoá để sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề kinh doanh đã đãng ký: hợp tác xã đã đãng ký ngành nghề sản xuất hàng may mặc mua máy may về lắp đặt phục vụ sản xuất, mua vải, nguyên phụ liệu về sản xuất ra sản phầm may mặc để bán; doanh nghiệp đã đăng kỷ dịch vụ xây dựng mua nguyên liệu vật tư xây dựng về để xây dựng, lắp đặt cho các công trình đã trúng thầu; doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống mua thực phẩm, đồ uống về chế biến thành các món ăn, suất ăn kèm hoặc không kèm đồ uống để phục vụ khách tại chỗ hoặc đem đi; chi nhánh thương nhân nước ngoài đã được cấp phép thực hiện dịch vụ máy tính mua vật tư, linh kiện, máy tính đề lắp ráp, lắp đặt theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng…), là hoạt động bán buôn

Hướng dẫn tại văn bản 6221/BCT-KH ngày 07/08/2018

Hoạt động bán lẻ

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Với hoạt động này thương nhân sẽ bán cho người tiêu dùng cuối cùng qua các kênh như cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại…

8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
10. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
11. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
12. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Lưu ý:
Đối với trường hợp hàng hoá thuộc trường hợp các mặt hàng đa dụng (có thể sử dụng cho nhiều mục đích: sản xuất, tiêu dùng…) thì tổ chức kinh tế đó cần đăng ký thực hiện quyền phân phối bán buôn và làm thủ tục cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ.
(Hướng dẫn tại văn bản 7814/BCT-KH ngày 26/09/2018)

Việc phân phối bán buôn, bán lẻ tại thị trường Việt Nam các hàng hóa do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra tại Việt Nam theo mục tiêu, dự án đầu tư đã đăng ký là quyền tiêu thụ hàng hóa do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ. Do vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kính doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định của Nghị định này. Tuy nhiên, đối vởi các hàng hóa thuộc diện sản xuất, kinh doanh có điều kiện (nếu có), tố chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan
(Hướng dẫn tại văn bản 5447/BCT-KH ngày 10/07/2018)

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan