Thứ Bảy (20/04/2024)

Thời điểm chuyển rủi ro trong thương mại

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Rủi ro trong mua bán hàng hóa chuyển dịch khi nào? Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong mua bán hàng hoá thời điểm chuyển đổi rủi ro xác định như thế nào? Thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Rủi ro trong mua bán hàng hoá là gì?

Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là mất mát hàng hóa, vỡ hàng, biến dạng hàng hóa hoặc bất cứ rủi ro nào làm cho hàng hóa không đúng như hợp đồng đã giao kết.

Thời điểm chuyển rủi ro khi mua bán hàng hoá

Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định rất rõ ràng về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, luôn luôn ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, thì thời điểm chuyển rủi ro sẽ được xác định như sau:

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
– Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
– Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57, 58, 59 và 60 của Luật Thương mại thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng
– Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.


Tôi có một số vấn đề muốn được luật sư tư vấn. Công ty tôi có ký hợp đồng mua một lô hàng hóa của công ty X ở Vinh. Bên công ty X sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho tôi tại kho hàng của công ty tôi tại Hà Nội. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển, do gặp mưa lũ nên khi về đến kho hàng, chúng tôi kiểm tra thì thấy hàng hóa bị hư hỏng nặng. Do hàng hóa không đảm bảo chất lượng nên công ty tôi đã không nhận hàng và yêu cầu công ty X bồi thường vì không thực hiện đúng hợp đồng. Vậy công ty tôi làm như vậy có đúng không? Việc hàng hóa bị hư hỏng bên nào sẽ chịu trách nhiệm. Xin cảm ơn.

Trả lời

Hợp đồng giữa công ty bạn và công ty X là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hai bên đã thỏa thuận địa điểm giao hàng là tại kho của công ty bạn. Do vậy trong trường hợp này cần xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro. Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005.

Như vậy đối với trường hợp của bạn, địa điểm giao hàng đã được thỏa thuận rõ ràng. Rủi ro về hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển, chưa giao cho công ty bạn tại địa điểm giao hàng bên bán là công ty X vẫn phải chịu. Việc hàng hóa bị ướt do mưa lũ bên bán trong quá trình vận chuyển có thể khắc phục để hạn chế tổn thất, bởi vấn đề thời tiết như mưa lũ thường được báo trước. Hàng hóa khi giao về kho của công ty bạn đã bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận trong hợp đồng. Lúc này có 3 cách để giải quyết:

Một là, hai bên có thể thỏa thuận về việc giao hàng hóa thay thế số hàng hóa đã bị hư hỏng để khắc phục sự cố. Bên bán sẽ phải bồi thường các chi phí phát sinh do việc giao hàng hóa không đúng chất lượng như trong quy định của hợp đồng: chi phí thuê kho bãi nếu bên mua phải thuê kho bãi để chứa hàng hóa, chi phí thuê người bốc dỡ nếu bên mua thuê người chờ bốc dỡ hàng hoặc là phần lợi nhuận mà bên mua đáng lẽ được hưởng nếu ký kết hợp đồng với bên thứ ba về số hàng hóa đó.

Hai là, bên mua có thể mua hàng hóa cùng chủng loại của công ty khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng cấp bách của mình và yêu cầu bên bán bồi thường chi phí phát sinh.

Ba là, bên mua là công ty bạn có quyền từ chối nhận hàng hóa nếu hàng hóa đó không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng. Quy định về bồi thường sẽ thực hiện theo hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận trong điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan