So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trong nước
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán trong nước? Sự khác nhau và lưu ý khi tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế
So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (trong nước)
Giống nhau: đều là hợp đồng mua bán hàng hóa (động sản)
Khác nhau: tính “quốc tế” của hợp đồng (các yếu tố liên quan đến quốc tịch, nơi cư trú, trụ sở kinh doanh của các chủ thể, nơi ký kết HĐ, nơi thực hiện HĐ, nơi có tài sản là đối tượng của HĐ).
Chú ý: tiêu chí về tính “quốc tế” của HĐ được quy định không hoàn toàn giống nhau trong pháp luật các nước cũng như trong các điều ước quốc tế.
Theo Công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, tính “quốc tế” của HĐ thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết HĐ có trụ sở thương mại (nơi thường trú) ở các nước khác nhau, hàng hóa – đối tượng của HĐ – được dịch chuyển qua biên giới, … (Điều 1). Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định tính “quốc tế” của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
Theo Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, tính “quốc tế” của HĐ được xác định bởi một tiêu chí duy nhất: các bên giao kết HĐ có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (Điều 1).
– Giống như Công ước La Haye 1964, yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định tính “quốc tế” của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
– Khác với Công ước La Haye 1964, Công ước Viên 1980 không đưa ra tiêu chí hàng hóa – đối tượng của hợp đồng – được dịch chuyển qua biên giới để xác định tính “quốc tế” của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
Theo pháp luật Việt Nam: Điều 27 Luật Thương mại 2005 không trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định tính “quốc tế” của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, mà liệt kê các hoạt động được coi là MBHHQT. Điều 27 quy định việc MBHHQT được thực hiện bằng 5 hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu. Các điều khoản tiếp theo của Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về 5 hoạt động nêu trên. Với các định nghĩa trên, có thể thấy rằng Luật Thương mại 2005 đã quy định tiêu chí hàng hóa (động sản) di chuyển qua biên giới (Việt Nam hoặc vùng, lãnh thổ khác), lãnh thổ hải quan để xác định tính “quốc tế” của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
2. Nội dung cơ bản, các điều khoản cần lưu ý trong HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
– Nội dung cơ bản của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, cũng như bất kỳ HĐ nào, đều quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên
– Sau đây là các điều khoản cần lưu ý trong HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ:
. Điều khoản về hiệu lực của HĐ
. Điều khoản về ngôn ngữ của HĐ: Khi HĐ được thể hiện bằng hai/nhiều ngôn ngữ khác nhau, cần ghi rõ bản HĐ bằng tiếng nước nào sẽ được dùng làm căn cứ pháp lý khi cần giải quyết tranh chấp. Do đó, giỏi ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc trong việc ký kết HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
. Điều khoản về luật áp dụng cho HĐ: Có thể chọn pháp luật nước người bán, pháp luật nước người mua, pháp luật nước thứ ba, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế (thí dụ: INCOTERMS), án lệ, … để điều chỉnh quan hệ HĐ. Chọn luật nào? Cần phải cân nhắc xem luật đó bảo vệ quyền lợi cho bên nào? Các bên có am hiểu về luật đó hay không?
. Điều khoản về giải quyết tranh chấp HĐ: các bên cần phải giải quyết tranh chấp bằng phương thức nào? Thương lượng, trung gian, hòa giải, trọng tài hay tòa án? Cần phải lựa chọn cơ quan tài phán nào? Tòa án nào? Trọng tài nào? ở đâu? Vấn đề giỏi ngoại ngữ lại được đặt ra, nếu các bên muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
Lưu ý: việc chọn luật áp dụng cho HĐ và giải quyết tranh chấp HĐ luôn gắn liền với nhau.
Điều khoản bất khả kháng: Đây là điều khoản cần chú ý, mặc dù theo pháp luật nhiều nước, đây không phải là điều khoản chủ yếu hoặc bắt buộc phải thỏa thuận trong HĐ.
Điều khoản về tên hàng, số lượng hàng, quy cách, chất lượng: phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết vì dễ phát sinh tranh chấp. Thí dụ: điều khoản này cần ghi rõ đối tượng của HĐ là “Gạo trắng Việt Nam; vụ mùa năm 2010; gạo có 10% tấm; 1% tạp chất”. Tiếp theo, quy định rõ tấm là gì, tạp chất là gì.
Điều khoản về giá cả: Ghi rõ đơn giá, tổng trị giá của HĐ và đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán, tỉ giá hối đoái, … đồng thời quy định về điều chỉnh giá trong tình hình bất thường (như lạm phát).
Điều khoản về phương thức thanh toán: HĐ được thanh toán bằng phương thức nào? Tiền mặt, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ (L/C), …? Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào tùy thuộc và quyền lợi của người bán, người mua và sự am hiểu về các phương thức thanh toán.
Điều khoản về thời hạn giao hàng, điều kiện giao hàng, địa điểm giao hàng. Thí dụ: ngày 12-10-2008, FOB INCOTERMS 2000, cảng Hải Phòng.
Các vấn đề khác cần lưu ý: Điều khoản về bảo hành, trách nhiệm đối với sản phẩm; Điều khoản phạt HĐ; Tên và nơi cư trú hợp pháp của các bên trong HĐ; Tên, chức danh và chữ ký của người đại diện cho mỗi bên; Người ký kết có thẩm quyền không? …
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Hình thức của HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ được quy định không hoàn toàn giống nhau trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế. Pháp luật Việt Nam, các nước châu Âu lục địa, các nước XHCN cũ thường quy định hình thức bắt buộc của HĐ là hình thức văn bản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khái niệm văn bản cũng được quy định không hoàn toàn giống nhau trong pháp luật các nước. Pháp luật các nước Anh – Mỹ quy định hình thức HĐ có thể là văn bản hoặc lời nói, lời khai của nhân chứng. Để dung hòa các quy định này, Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ quy định như sau:
Điều 11 cho phép các nước có thể quy định mọi hình thức của hợp đồng. Điều 96 cho phép các quốc gia bảo lưu, không áp dụng Điều 11, nếu pháp luật quốc gia đó quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. Nếu Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 thì được phép bảo lưu, không áp dụng Điều 11, vì pháp luật Việt Nam quy định HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ phải được giao kết bằng hình thức văn bản. Các thương nhân Việt Nam cần giao kết HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ bằng hình thức văn bản