Thứ Sáu (19/04/2024)

Cover bài hát có cần xin phép?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cover bài hát có cần xin phép? Thủ tục xin phép cover bài hát? Xin phép cover bài hát như thế nào? Phạt cover bài hát không xin phép

Hiện nay, trên mạng xã hội hoặc youtube có nhiều người tiến hành cover các bài hát nổi tiếng. Đặc biệt có những trường hợp bản cover còn có nhiều lượt xem hơn bản gốc. Vậy, câu hỏi đặt ra là: tự ý cover bài hát có cần phải xin phép hay không? Cover bài hát có vi phạm bản quyền tác giả hay không? Nếu vi phạm thì mức phạt đối với hành vi cover không xin phép là như thế nào và cách thức nào để đảm bảo quyền lợi cho ca sĩ hoặc nhạc sĩ sáng tác.

Cover bài hát là gì?

Việc cover bài hát thường là một cá nhân hoặc nhóm người thể hiện lại ca khúc đó kèm theo việc biểu diễn theo phong cách mới, lời mới hoặc giai điệu mới

Cover bài hát có cần phải xin phép

Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 14 của luật sở hữu trí tuệ thì “tác phẩm âm nhạc” là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Và bài hát là một trong những tác phẩm âm nhạc được phép bảo hộ. Về nguyên tắc, bài hát được bảo hộ ngay khi tác giả sáng tác mà không cần làm thủ tục đăng ký.

Việc biểu diễn tác phẩm hoặc làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản của tác phẩm và được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Trên thực tế, với mỗi bài hát thường quyền tài sản được bán cho một công ty âm nhạc hoặc một ca sĩ nhất định. Theo đó, trường hợp duy nhất không cần xin phép là trường hợp “Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền“. Thực tế các trường hợp cover trên youtube, mạng xã hội để kiểm tiền quảng cáo từ các đối tác quảng cáo youtube, facebook không thuộc trường hợp này. Do vậy, hiểu đơn giản cover bài hát thì vẫn phải xin phép.

Muốn cover bài hát phải xin phép ai? Đối tượng xin phép cover

Thông thường chủ sở hữu quyền tài sản đối với sản phẩm là tác giả. Tuy nhiên nếu tác phẩm là bài hát đã được bán cho các công ty hoặc nghệ sĩ thì người cần xin phép chính là công ty hoặc nghệ sĩ đang sở hữu quyền tài sản đối với bài hát đó

Thủ tục xin phép cover bài hát

Việc xin phép cover bài hát rất đơn giản là gửi yêu cầu xin cover tới chủ sở hữu tác phẩm. Trường hợp cần thận hơn thì có thể yêu cầu chủ sở hữu tác phẩm đồng ý bằng văn bản để tránh tranh chấp sau này.

Mức phạt khi cover bài hát không xin phép

Mức phạt khi xâm phạm về việc biểu diễn tác phẩm trước công chúng được quy định tại điều 13 nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên, mức phạt tối đa có thể tới 15.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, thực tế, với một bài hát hot được cover trên youtube thu nhập có thể lớn hơn con số này. Ngoài ra, việc khởi kiện hoặc yêu cầu xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam còn chưa đủ sức răn đe do vậy chủ sở hữu tác phẩm nên chú ý hơn đối với việc bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách đăng ký bản quyền tác giả để có cơ sở làm bằng chứng trước toà.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan