Thứ Sáu (29/03/2024)

Điều kiện nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Nhập khẩu máy móc qua sử dụng có cần xin giấy phép hay không? Điều kiện nhập khẩu máy móc đa qua sử dụng như thế nào?

Việc nhập khẩu máy móc, dây truyền công nghệ đã qua sử dụng được quy định tại quyết định 18/2019/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Như vậy, đối với máy móc đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu với mục đích sản xuất, không áp dụng cho máy móc kinh doanh và các trường hợp có quy định riêng về chuyên ngành.

Điều kiện với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Theo điều 6 quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định các điều kiện như sau:

Điều 6. Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC I
QUY ĐỊNH VỀ TUỔI THIẾT BỊ ĐỐI VỚI MÁY MÓC, THIẾT BỊ THUỘC MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

TTTên lĩnh vực/máy móc, thiết bịMã số HSTuổi thiết bị (tính theo năm) không vượt quá
1Lĩnh vực cơ khí
aCác loại máy cán là hoặc máy cán ép phẳng kiểu trục lăn khác, trừ các loại máy dùng để cán, ép kim loại hoặc thủy tinh và các loại trục cán của chúng.84.2020
bLò thổi, nồi rót, khuôn đúc thỏi và máy đúc, dùng trong luyện kim hay đúc kim loại.84.5420
cMáy cán kim loại và trục cán của nó.84.5520
dMáy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước.84.5620
đTrung tâm gia công, máy kết cấu một vị trí và máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch để gia công kim loại.84.5720
eMáy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại.84.5820
gMáy công cụ (kể cả đầu gia công tổ hợp có thể di chuyển được) dùng để khoan, doa, phay, ren hoặc ta rô bằng phương pháp bóc tách kim loại, trừ các loại máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) thuộc nhóm 84.58.84.5920
hMáy công cụ dùng để mài bavia, mài sắc, mài nhẵn, mài khôn, mài rà, đánh bóng hoặc bằng cách khác để gia công hoàn thiện kim loại hoặc gốm kim loại bằng các loại đá mài, vật liệu mài hoặc các chất đánh bóng, trừ các loại máy cắt răng, mài răng hoặc gia công hoàn thiện bánh răng thuộc nhóm 84.61.84.6020
iMáy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng, mài hoặc máy gia công răng lần cuối, máy cưa, máy cắt đứt và các loại máy công cụ khác gia công bằng cách bóc tách kim loại hoặc gốm kim loại, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác.84.6120
kMáy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò hoặc dập khuôn; máy công cụ (kể cả máy ép) để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, kéo thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột dập hoặc cắt rãnh hình chữ V; máy ép để gia công kim loại hoặc carbide kim loại chưa được chi tiết ở trên.84.6220
lMáy công cụ khác để gia công kim loại hoặc gốm kim loại, không cần bóc tách vật liệu.84.6320
mMáy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc Chương này.84.7920
2Lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ
aThiết bị dùng để sấy gỗ, bột giấy, giấy hoặc bìa84.19.3215
bMáy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự84.6520
cMáy ép dùng để sản xuất tấm, ván ép từ xơ sợi hoặc dăm gỗ hay từ các vật liệu bằng gỗ khác và các loại máy khác dùng để xử lý gỗ hoặc lie.84.79.3020
3Lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy
aMáy và thiết bị cơ khí84.3984.4084.4120

* Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất
Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.
Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018.
X = 2018 – 2008 = 10 (năm)

Hồ sơ nhập máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Việc nhập máy móc thiết bị qua sử dụng áp dụng theo điều 7, 8 quyết định 18/2019/QĐ-TTg

Điều 7. Hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
b) Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Quyết định này. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 10 Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
b) Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ và chứng thư giám định ghi kết luận dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 5 Quyết định này.
Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
b) Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt;
c) Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 10 Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
b) Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.
3. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nộp hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này doanh nghiệp không có giấy xác nhận của nhà sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và chưa cung cấp được chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản theo quy định của pháp luật hải quan sau khi nộp Cơ quan hải quan văn bản đăng ký dịch vụ giám định máy móc, thiết bị có xác nhận của một tổ chức giám định được chỉ định theo quy định tại Quyết định này;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đưa máy móc, thiết bị về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định. Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ và chứng thư giám định ghi kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.
Trường hợp kết quả giám định máy móc, thiết bị không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này, doanh nghiệp bị xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác
1. Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.
2. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này, theo đó giải trình về sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng và sự cần thiết của máy móc, thiết bị dự kiến nhập khẩu trong dây chuyền công nghệ;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp;
c) Chứng thư giám định được cấp bởi tổ chức giám định được chỉ định theo quy định tại Điều 11 Quyết định này. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, g khoản 1 Điều 10 Quyết định này;
3. Trình tự, thủ tục xem xét hồ sơ:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định, thực hiện như sau:
– Trả lại ngay hồ sơ cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Trường hợp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
– Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản kèm theo bản chụp hồ sơ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến chuyên gia về máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đề nghị được nhập khẩu;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia có ý kiến về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và cho ý kiến về đề xuất được nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do nếu không chấp thuận đề nghị nhập khẩu máy móc, thiết bị.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Hồ sơ nhập khẩu
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải nộp văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trình tự, thủ tục nhập khẩu
Doanh nghiệp nộp hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại điểm a khoản này về Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan