Thứ Sáu (19/04/2024)

Điều kiện kinh doanh bán lẻ thuốc lá

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép bán lẻ thuốc lá. Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá

Doanh nghiệp muốn thực hiện bán lẻ thuốc lá phải làm thủ tục gì? Nếu muốn bán lẻ thuốc lá có cần xin giấy phép hay chỉ cần lập công ty là có thể kinh doanh ngay? Tư vấn điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá.

Khái niệm bán lẻ thuốc lá

Theo quy định tại Khoản 12 điều 3 nghị định 67/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP) quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
12. “Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Đặc điểm của thương nhân bán lẻ thuốc lá: Bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng

Xem thêm:
Điều kiện phân phối sản phẩm thuốc lá
Kinh doanh bán buôn thuốc lá

Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá

Thươn nhân khi muốn bán lẻ thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 điều 26 nghị định 67/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP; nghị định 08/2018/NĐ-CP) bao gồm các điều kiện sau:
– Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;

Hồ sơ cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá

Theo điều 27 nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (Phụ lục 23 thông tư 57/2018/TT-BCT)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
– Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;

Note: Các hồ sơ chứng minh trụ sở, diện tích, thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ bãi bỏ theo nghị định 08/2018/NĐ-CP

Trình tự xin giấy phép bán lẻ thuốc lá

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá đề nghị cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thương nhân lưu 01 bộ;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh

Phí, lệ phí cấp phép bán lẻ thuốc lá: Theo quy định tại khoản 1 điều 4 thông tư 168/2016/TT-BTC quy định mức phí thẩm định như sau:

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
1. Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
a) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
b) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.

Các địa điểm không được cấp phép

Theo quy định tại luật phòng, chống tác hại thuốc lá 2012 quy định các trường hợp không được cấp phép bán lẻ thuốc là gồm một số trường hợp

Điều 25. Bán thuốc lá
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan