Gia hạn giấy phép chi nhánh thương nhân nước ngoài
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn thời gian hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài.
Nội dung bài viết
Tương tự với giấy phép hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài, các giấy phép hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài cũng chỉ có giá trị trong vòng 5 năm (không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn). Theo đó, hết thời hạn trên giấy phép, chi nhánh thương nhân nước ngoài nếu có nhu cầu sẽ phải thực hiện thủ tục gia hạn hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài. Việc gia hạn sẽ phải thực hiện trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn
Hồ sơ gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp.
Lưu ý:
– Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (việc công chứng dịch phải thực từ bản được hợp pháp hóa lãnh sự và do cơ quan có thẩm quyền công chứng dịch tại Việt Nam thực hiện)
– Báo cáo tài chính hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế phải được dịch ra tiếng việt và chứng thực theo quy định. (BCTC phải có bản sao chứng thực của nước ngoài kèm theo bản dịch do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện)
Thủ tục gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương để thực hiện gia hạn giấy phép hoạt động chi nhánh
Bước 2: Trả hồ sơ để bổ sung trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, thời hạn giải quyết là 5 ngày làm việc.
Lưu ý: Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
Cơ quan giải quyết: Bộ Công thương
Dịch vụ gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
AZLAW là đơn vị chuyên hỗ trợ các thương nhân nước ngoài trong việc hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Do vậy, khách hàng có nhu cầu gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài vui lòng liên hệ AZLAW để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp không gia hạn chi nhánh sẽ bị phạt theo điều 69
Điều 69. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh)
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh hoặc giấy phép hết hạn không được gia hạn
Qua tra cứu của AZLAW việc lập chi nhánh thương nhân nước ngoài không có thông tin về lệ phí cụ thể. Đối với các trường hợp cụ thể, việc nộp phí theo biên lai thu phí của Bộ Công thương.