Thứ Hai (29/04/2024)

Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Điều kiện đưa hàng hóa dệt may ra thị trường để kinh doanh là gì? Sản phẩm dệt may cần giấy phép gì? Hợp quy sản phẩm dệt may như thế nào?

Sản phẩm dệt may (vải, quần, áo, hàng may mặc nói chung…) tại Việt Nam áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Theo đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục kiểm nghiệm, đánh giá hợp quy và công bố hợp quy theo quy định pháp luật.

Mức giới hạn về hàm lượng formandehit

TTNhóm sản phẩm dệt mayMức giới hạn tối đa (mg/kg)
1Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi30
2Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da75
3Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da300

Quy định này được đề cập tại mục 3.1 của QCVN 01:2017/BCT như sau:

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Đối với sản phẩm, hàng hóa
Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư 28) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư 02).

Hình thức công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Có hai hình thức công bố hợp quy gồm tự công bố hoặc công bố dựa trên trên kết chứng nhận theo quy định của QCVN 01:2017/BCT gồm:

3.1.1. Các hình thức công bố hợp quy
3.1.1.1. Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28 và Thông tư 02.
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định 107).
3.1.1.2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
a) Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28 và Thông tư 02;
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định 107.

Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại mục 3.2.1 QCVN 01:2017/BCT thực hiện như sau:

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Sau khi hoàn thành việc đánh giá, chứng nhận, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện gửi hồ sơ công bố tới Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ theo quy định tại mục 3.1.2.2 gồm:

3.1.2.2. Trình tự công bố hợp quy
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;
– Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.
– Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)
Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y, trong đó:
X là mã số doanh nghiệp;
Y là số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn) đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận/ giám định được chỉ định (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận/ giám định)
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;
– Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.
– Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)
Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y/Z, trong đó:
X là mã số doanh nghiệp;
Y là số vận đơn đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước;
Z là mã số của tổ chức đánh giá.

Dịch vụ hợp quy hàng dệt may của AZLAW

Trường hợp khách hàng có nhu cầu dịch vụ có thể liên hệ AZLAW để được hỗ trợ đối với thủ tục công bố hợp quy bao gồm các bước sau:
– Tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm mẫu
– Trường hợp sau thử nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu thì có thể được cấp giấy chứng nhận hợp quy
– Gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan