Thứ Sáu (19/04/2024)

Kê khai thuế cho chi nhánh

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thủ tục khai thuế cho chi nhánh như thế nào? Các loại tờ khai mà chi nhánh phải nộp?

Trong nhiều trường hợp để thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường mở các chi nhánh phụ thuộc ở những địa điểm khác với trụ sở chính. Và khi đó doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục mở chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Vậy vấn đề đặt ra là tại chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai, nộp thuế đối với chi nhánh như thế nào?

Khai lệ phí môn bài cho chi nhánh

Chi nhánh là một trong các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Do vậy, việc khai và nộp lệ phí môn bài thực hiện tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh. Việc khai thuế môn bài cho chi nhánh có thể thực hiện bằng chữ ký số và nộp tiền qua hình thức nộp thuế điện tử.
Nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai tại cơ quan thuế nơi chi nhánh đó đặt trụ sở
Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Chi nhánh đó có trụ sở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế cho chi nhánh tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Chi nhánh đó có trụ sở khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  với doanh nghiệp thì chi nhánh kê khai thuế tại cơ quan thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở

Khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh

Việc khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh theo quy định tại khoản 9 điều 11 nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định này tại nơi có dự án đầu tư.
b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
d) Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
đ) Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
e) Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
g) Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).
h) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
i) Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).
k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:
a) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.
b) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
c) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.
đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
e) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán).

9. Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp tỉnh với nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện tính thuế, phân bổ thuế phải nộp cho địa bàn cấp huyện nơi phát sinh nguồn thu.

Như vậy:
– Trường hợp ở khoản 1 (chi nhánh phụ thuộc, địa điểm kinh doanh…) khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính sẽ khai thuế nơi có hoạt động kinh doanh
– Trường hợp ở khoản 2 chi nhánh phụ thuộc, địa điểm kinh doanh (hạch toán tập trung tại trụ sở chính) khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính sẽ kê khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, DN phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.

Thuế thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh

Chi nhánh hạch toán độc lập:  Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ kê khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh.

Chi nhánh sử dụng hóa đơn riêng hay chung với công ty

– Trường hợp chi nhánh sử dụng hóa đơn riêng khi đó doanh nghiệp đặt in hóa đơn cho chi nhánh thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.
– Trường hợp chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp: Chi nhánh hạch toán độc lập phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Không phải thông báo phát hành hóa đơn.

Xem thêm: kê khai thuế cho văn phòng đại diện?

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan