Thứ Năm (28/03/2024)

Trường hợp nào không cần đăng ký kinh doanh

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Các trường hợp nào không cần đăng ký kinh doanh? Những ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký theo quy định hiện hành

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế khác (các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế theo luật đầu tư). Với các trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thuộc quy định của nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.

Không cần đăng ký kinh doanh khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP các đối tượng không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:
1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh như sau:

Điều 79. Hộ kinh doanh
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Xem thêm: Mức phạt khi không đăng ký kinh doanh

Điều kiện kinh doanh khi không phải đăng ký kinh doanh

Nếu cá nhân thuộc các trường hợp trên thì không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như: an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.
Ví dụ: Các địa điểm cấm bán hàng rong trên các địa phương..

Kinh doanh online có cần đăng ký hay không?

Hiện nay, trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều thông tin các fanpage, cá nhân kinh doanh trên facebook phải đăng ký kinh doanh. Đây là thông tin chính xác, việc kinh doanh trên facebook cũng là một trong các hoạt động kinh doanh do đó các chủ shop, chủ fanpage khi nhận được thông báo của cục thuế sẽ phải lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh và tiến hành đăng ký để đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nếu bạn đang kinh doanh online qua facebook hãy đọc bài: chủ shop, fanpage nhận được thông báo của cục thuế phải làm gì?

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan