Thứ năm (19/09/2024)

Mức phạt khi không có đăng ký kinh doanh

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Không có đăng ký kinh doanh xử phạt như thế nào? Tư vấn về mức xử phạt hành chính khi không có đăng ký kinh doanh? Giải quyết trường hợp bị phạt khi không có đăng ký kinh doanh

Gia đình tôi mở cửa hàng kinh doanh nhỏ, vừa qua có văn bản của phía quản lý thị trường yêu cầu kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật về kinh doanh đối với gia đình tôi. Hiện tại chúng tôi chưa có giấy phép kinh doanh, vậy mức phạt đối với gia đình tôi trong trường hợp này là bao nhiêu tiền?

Trả lời

Chào anh! Về vấn đề này của anh trước đây được quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Đối tượng bị xử phạt hành chính khi không có đăng ký kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Xem thêm: Kinh doanh không cần đăng ký

Mức phạt khi không thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Đối với các trường hợp có đăng ký kinh doanh tại địa chỉ khác, mà địa chỉ kinh doanh hiện tại không tiên hành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng theo điều 54 nghị định 122/2021/NĐ-CP

Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem thêm: Đăng ký kho hàng

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan