Thứ Sáu (19/04/2024)

Không có đăng ký xe do đang thế chấp tại ngân hàng

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Gần đây, thông tin cảnh sát giao thông xử phạt người dân không mang giấy tờ xe do bị thế chấp tại ngân hàng đang gây xôn xao cho dư luận. Mua xe trả góp thì phải để lại giấy đăng kí xe gốc, nhưng đi ra ngoài đường thì lại sợ bị công an phạt vì không có giấy đăng kí xe gốc

Gần đây, thông tin cảnh sát giao thông xử phạt người dân không mang giấy tờ xe do bị thế chấp tại ngân hàng đang gây xôn xao cho dư luận. Mua xe trả góp thì phải để lại giấy đăng kí xe gốc, nhưng đi ra ngoài đường thì lại sợ bị công an phạt vì không có giấy đăng ký xe gốc. Vấn đề đang gây hoang mang thị trường ô tô thời gian gần đây.Theo công văn 3851/NHNN-PC ngày 24/05/2017 có yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện theo đúng quy định tại điều 20a nghị định 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định 11/2012/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp 
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực
Điều 7a. Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt

Theo đó ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại không giữ giấy tờ của người thế chấp tài sản của ngân hàng theo quy định tại nghị định 163/2006/NĐ-CP. Thực ra đây không phải là quy định mới, trên thực tế nghị định 11/2012/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 10/4/2012 tuy nhiên đến nay phía ngân hàng nhà nước và Bộ Công An mới quy định về vấn đề này.

– Theo Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 thì ngân hàng được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 Bộ luật dân sự 2015;

– Theo Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP);

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

– Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Do đó nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP) đã hết hiệu lực do Bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng bộ luật dân sự 2015 (Từ ngày 1/7/2015). Như vậy căn cứ Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 thì việc ngân hàng giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký xe là hợp pháp.

Tuy nhiên theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP vẫn quy định về việc xử phạt lỗi không mang theo giấy phép lái xe với mức phạt 100 – 200 nghìn đồng đối với xe máy (Điều Điều 21.2b) và 200 – 400 nghìn đồng đối với xe ô tô (Điều Điều 21.3a).

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định 23/2015/NĐ-CP:

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Quy định tại điểm a khoản 2 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;

Đây chính là quy định khác theo nội dung tại khoản 2 điều 3 nghị định 23/2015/NĐ-CP do đó theo quy định này và không mang theo giấy phép lái xe với mức phạt 100 – 200 nghìn đồng đối với xe máy (Điều Điều 21.2b) và 200 – 400 nghìn đồng đối với xe ô tô (Điều Điều 21.3a).

Mới đây, theo hướng dẫn của công văn 8601/VPCP-CN về việc sử dụng giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng có hướng dẫn như sau:

1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện

Các bạn có thể tải bản đầy đủ của công văn 8601/VPCP-CN tại đây để tham khảo. Đây là hướng dẫn mới nhất của Văn phòng chính phủ từ 15/08/2017 về vấn đề sử dụng bản sao đăng ký xe để tham gia giao thông. Hy vọng những thông tin cập nhật này sẽ giúp các bạn an tâm hơn khi lưu thông trên đường

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan