Thứ Hai (11/12/2023)

Kinh doanh không đúng địa điểm đăng ký xử phạt thế nào?

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "azlaw". (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Kinh doanh không đúng địa chỉ trụ sở, địa điểm kinh doanh xử phạt như thế nào? Mức phạt khi kinh doanh không đúng địa chỉ đã đăng ký.

Địa điểm kinh doanh đã đăng ký?

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể là trụ sở chính của công ty, địa chỉ của các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Các địa chỉ này được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngoài trụ sở chính phải lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, Theo quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh”. Từ quy định trên cho thấy, việc thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy nên, việc đăng ký địa điểm kinh doanh là bắt buộc.

Mức phạt khi kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký

Nếu search google thông thường nhiều website sẽ trích dẫn quy định mức phạt tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

Tuy nhiên, việc trích dẫn quy định này là không đúng. Tại khoản 4 điều 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP có giải thích như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. “Giấy phép kinh doanh” gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

Do vậy, giấy phép kinh doanh ở đây là các loại giấy phép áp dụng với một số trường hợp kinh doanh hàng hóa có điều kiện. Việc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký có thể bị xử phạt theo 2 trường hợp sau:

1. Chậm thông báo thay đổi trụ sở chính (điều 49 nghị định 122/2021/NĐ-CP)

Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;
b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Chậm thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Điều 54 nghị định 122/2021/NĐ-CP)

Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Câu hỏi thường gặp

Chung cư có được phép kinh doanh?

Theo quy định của luật nhà ở, chung cư không được phép kinh doanh. Thực tế, một số trường hợp kinh doanh tại chung cư thường là chưa có đăng ký hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền phát hiện.

Trường hợp nào kinh doanh không cần đăng ký?

Một số trường hợp kinh doanh không thường xuyên, cố định thì không cần đăng ký kinh doanh. Xem thêm tại kinh doanh không cần đăng ký.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan