Thứ Ba (23/04/2024)

Mã hóa ngành nghề kinh doanh

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tư vấn mã hóa ngành nghề đăng ký kinh doanh, trường hợp nào phải mã hóa ngành nghề. Cách thức mã hóa và tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Công ty tôi thành lập năm 2005 có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế riêng, hiện tại các ngành nghề trong công ty chưa được đánh số. Khi tôi làm thủ tục thay đổi đại diện mới cho công ty thì Sở KHĐT ra thông báo yêu cầu mã hóa ngành nghề đăng ký kinh doanh. Xin hỏi AZLAW chúng tôi phải mã hóa ngành nghề như thế nào trong trường hợp này?

Trả lời

Công ty thành lập năm 2005 khi đó áp dụng luật doanh nghiệp 2005, so với hiện nay các văn bản thời đó đã cũ nên việc yêu cầu của Sở KHĐT là có cơ sở. Tại điều 7 của nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp 2020 về ghi mã ngành quy định cụ thể như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh

Khách hàng sử dụng mẫu cập nhật, bổ sung để thực hiện mã hóa ngành nghề. Ngoài ra trong trường hợp này có đăng ký thuế riêng nên công ty sẽ phải hợp nhất mã số doanh nghiệp và mã số thuế để đáp ứng điều kiện tại điều 8 nghị định 01/2021NĐ-CP và thay đổi dấu để đảm bảo đúng quy định của luật mới

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Ngoài ra phần điều khoản chuyển tiếp của nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định

Điều 96. Quy định chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế được tiếp tục hoạt động theo nội dung các giấy chứng nhận nêu trên và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có nhu cầu hoặc khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp nộp giấy đề nghị kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định này kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ví dụ mã hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Hiện tại doanh nghiệp đăng ký mã ngành: “Vận tải hàng hóa và vận tải hành khách” như vậy sẽ mã hóa như sau

Vận tải bằng xe buýt 4920
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) 4931
Vận tải hành khách đường bộ khác.
Chi tiết: Vận tải hành khách bằng taxi
4932
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết:
– Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng
– Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
4933

Trong một số trường hợp tùy từng quan điểm chuyên viên các địa phương nên việc mã hóa sẽ yêu cầu theo số lượng 1 ngành cũ tương ứng với 1 ngành mới, thực tế một ngành cũ có thể bao gồm nhiều ngành mới do đó để đảm bảo độ chính xác việc mã hóa có thể thay bằng cách rút ngành nghề cũ và bổ sung ngành nghề mới.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan