Người Việt Nam mang 2 quốc tịch được không?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Người Việt Nam muốn thêm quốc tịch nước ngoài có được không? Thủ tục để giữ quốc tịch Việt Nam nếu đã định cư ở nước ngoài như thế nào?
Ba em là người đài loan và mẹ em là người Việt Nam. Em sinh ra tại Việt Nam nhưng có khoảng thời gian sống tại Đài Loan 6 năm và tên của e vẫn là tên Đài Loan và có visa Đài Loan. Nhưng quốc tịch của em là Việt Nam nhưng bây giờ e muốn có thêm quốc tịch Đài Loan nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì có đc không? Và em cũng đã có quốc tịch Đài Loan. Em xin cảm ơn!
Trả lời
Bạn vẫn có thể giữ được Quốc tịch Việt Nam kể cả khi đã có Quốc tịch Đài Loan. Theo quy định tại Điều 13 Luật quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch 2014) thì:
Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Hiệu lực của luật quốc tịch 2008 là ngày 01/07/2009. Do vậy, nếu trước thời điểm này mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam (thôi quốc tịch) thì vẫn là người mang quốc tịch Việt Nam
Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài: Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 19 luật quốc tịch 2008 quy định các trường hợp không cần thôi quốc tịch nước ngoài gồm:
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
Điều 9 Nghị định số 16/2020NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài là trường hợp đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:
1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài
Theo quy định tại khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định “Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hồ sơ giữ quốc tịch
1. Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 97/2014/NĐ-CP)
2. Bốn ảnh 4 X 6 (cm) chụp chưa quá 6 tháng
3. Bản sao của 2 giấy tờ:
a) Một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó như giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân;
b) Một trong các giấy tờ làm căn cứ hoặc cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam:
4. Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.
5. Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán) hoặc cơ quan lãnh sự (Tổng Lãnh sự) hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Nếu nộp trực tiếp, xuất trình bản chính của các bản sao ở trên để đối chiếu. Nếu nộp qua đường bưu điện, bản sao phải có chứng thực. Nhận Giấy biên nhận và lấy kết quả trả lời sau 5 ngày.