Thứ Bảy (27/04/2024)

Hợp đồng mua bán ô tô có cần công chứng?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mua bán ô tô có cần công chứng, chứng thực hay không? Hợp đồng mua bán ô tô có cần công chứng?

Theo quy định của pháp luật, xe ô tô là loại tài sản cần phải đăng ký sở hữu. Theo đó, hợp đồng mua bán xe ô tô cũng cần được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý đối với hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô.

Hình thức hợp đồng mua bán xe ô tô

Hợp đồng mua bán xe ô tô là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tại thông tư 24/2023/TT-BCA quy định:

Điều 11. Giấy tờ của xe

2. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe, chứng từ tài chính của xe theo quy định của pháp luật. Văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe của cá nhân phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác (đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác);

Theo quy định này, khi thực hiện mua bán xe ô tô, hợp đồng mua bán phải có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Hậu quả pháp lý với hợp đồng không công chứng, chứng thực

Trường hợp hợp đồng không có công chứng, chứng thực có thể vô hiệu theo quy định tại điều 129 bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo đó, khi hợp đồng mua bán xe ô tô bị vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nghĩa là, người bán trả lại đầy đủ tiền cho người mua và người mua trả xe cho người bán đồng thời nhận lại tiền của mình.

Xem thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan