Sử dụng tài sản do phạm tội mà có
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Mua nhầm tài sản ăn trộm phải làm gì? Hậu quả pháp lý khi bị mua tài sản trộm, cắp? Sử dụng xe trộm cắp có hợp pháp hay không?
Gần đây tôi có mua, đổi các chiếc xe máy của tôi để lấy 1 chiếc xe máy khác sử dụng mà không biết đó là chiếc xe bị ăn trộm. Tôi chỉ biết được khi bị cơ quan công an tạm giữ, lấy lời khai, tôi đã chỉ ra được, tên tuổi, địa chỉ của người đã bán, đổi các chiếc xe đó cho tôi và người đó cũng đã bị cơ quan công an gọi lên làm việc, xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi có vi phạm pháp luật không, nếu tôi vi phạm thì vi phạm như thế nào?, tôi phải làm gì trước cơ quan công an để đảm bảo quyền lợi của mình. Xin cảm cảm ơn!
Trả lời
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn pháp luật của AZLAW, chúng tôi xin tư vấn cho anh như sau: Việc mua xe máy của anh là một giao dịch dân sự giữa anh và người bán xe như vậy điều này sẽ phải đáp ứng điều kiện theo bộ luật dân sự để giao dịch có hiệu lực.
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp không biết tài sản bị trộm cắp
Như vậy việc bán chiếc xe do phạm tội mà có sẽ làm giao dịch dân sự của anh trở nên vô hiệu theo quy định tại điều 127 bộ luật dân sự 2015
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Như vậy căn cứ theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch mua xe là vô hiệu và áp dụng điều 131 Bộ luật dân sự thì:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Trường hợp biết rõ là tài sản trộm, cắp
Nếu biết rõ tài sản trộm cắp mà vẫn mua thì có thể bị xử lý hình sự theo bộ luật hình sự 2015 về tội chứa chấp, tiêu thủ tài sản do phạm tội
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Vì những lý do trên, nếu trong trường hợp anh không biết đó là xe do vi phạm pháp luật mà có thì anh sẽ không phạm tội, anh có thể tố cáo người bán xe và yêu cầu hoàn trả lại số tiền tương đương giá trị chiếc xe anh đã mua