Thứ Năm (28/03/2024)

Tên doanh nghiệp xâm phạm nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xử lý như nào? Yêu cầu thay đổi tên công ty do xâm phạm

Việc đặt tên doanh nghiệp là vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến định hướng kinh doanh, chiến lực quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Vì vậy khi thành lập mới hoặc đổi tên doanh nghiệp, tên được đặt phải không gây trùng hay nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký và xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Các tên doanh nghiệp được đặt mà xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị xử lý như sau

Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm

Khoàn 1, Điều 19, Nghị định 01/2021NĐ-CP quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:

Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Theo quy định trên, trước tên để xác định tên doanh nghiệp đặt có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không cần xác định tên doanh nghiệp đặt đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… hay chưa? Bởi lẽ một số đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng sau khi thẩm định về mặt nội dung sẽ bị từ chối. Nếu đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp sử dụng những tên đó làm tên doanh nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ngoài ra, đối với các trường hợp phát hiện tên doanh nghiệp sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Tổ chức, cá nhân đã được cấp văn bằng bảo hộ có thể gửi yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để xác định tên doanh nghiệp sử dụng có xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp hay không.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp khi phát hiện doanh nghiệp thành lập mới hoặc đổi tên sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có thể bảo quyền sở hữu công nghiệp của mình như sau:
– Gửi công văn yêu cầu doanh nghiệp đang sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải ngừng ngay việc sử dụng tên đó đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
– Trong trường hợp doanh nghiệp đang tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi đơn yêu cầu buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đổi tên doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đó đang đặt trụ sở. Kèm theo đơn yêu cầu sẽ phải có thêm văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để chứng minh doanh nghiệp đang sử dụng tên đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Viện khoa học sở hữu trí tuệ).
Khi nhận được yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp , trong thời hạn 10 ngày làm viêc Phòng đăng ký kinh doanh phải ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan