Thứ Tư (24/04/2024)

Ban kiểm soát trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thành lập ban kiểm soát trong công ty 2 thành viên như thế nào? Quyền và trách nhiệm của ban kiểm soát trong công ty. Luật sư tư vấn về ban kiểm soát công ty

Ban kiểm soát trong công ty đóng vai trò như cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước. Nó ra đời nhằm thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động quản lý và điều hành của công ty. Tùy vào loại hình công ty mà pháp luật quy định bắt buộc phải có Ban kiểm soát hay không. Vấn đề này được quy đinh từ Điều 54 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Thành lập ban kiểm soát

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 công ty tnhh hai thành viên trở lên có thể không có ban kiểm soát (hoặc có do công ty quyết định) Như vậy, các quy định về ban kiểm soát trong công ty TNHH hai thành viên trở lên hoàn toàn không bị giới hạn. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số quyền, nghĩa vụ, điều kiện, tiêu chuẩn…của doanh nghiệp nhà nước từ điều 103 đến 108 Luật doanh nghiệp 2020 dưới đây.

Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên

Đôi với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở liên việc quy định tiêu chuẩn và điều kiện hoàn toàn do các thành viên thoả thuận và nêu trong điều lệ công ty.

Về tiêu chuẩn:
– Trình độ chuyên môn: đã được đào tạo 1 trong các chuyên ngành về tài chính, kiểm toán, kế toán, luật, quản trị kinh doanh. Bởi nhiệm vụ của Ban kiểm soát là quản trị và quản lý hoạt động công ty. Cho nên, để có thể giám sát được kiểm sát viên phải có kiến thức nhất định về một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động của công ty.
– Kinh nghiệm làm việc: 03 năm đối với kiểm sát viên và 05 năm với trưởng Ban kiểm soát đối với các công việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo nêu trên. Với đặc thù công việc, kiểm soát viên phải có kinh nghiệm làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy mới đảm bảo Ban kiểm soát hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Về điều kiện:
– Không phải là người lao động của công ty.
– Không được kiêm Giám đốc và Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
– Không đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đó là doanh nghiệp nhà nước.
– Không phải là người có liên quan của người đứng đầu, cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc kế toán của công ty; kiểm soát viên khác của công ty.
– Các điều kiện này ra đời nhằm đảm bảo cho kiểm soát viên làm việc trung thực, công khai, minh bạch, không bị ảnh hưởng và chi phối từ các đối tượng khác.

Quyền hạn và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Ban kiểm soát và kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

Quyền hạn:
– Giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ thống tài chính và việc thực hiện quy chế trong công ty
– Tham gia cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển cũng như các quyết định quản lý điều hành công ty.
– Yêu cầu những người quản lý trong công ty cung cấp thông tin khi phát hiện sai phạm.
– Báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan khi phát hiện người quản lí có hành vi vi phạm pháp luật, quy chế của công ty.
– Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và giúp đỡ trực tiếp ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty

Nghĩa vụ:
– Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty.
– Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Chịu trách nhiệm khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty
– Các nghĩa vụ khác theo pháp luật và điều lệ của công ty.

Chế độ làm việc của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Đối với ban kiểm soát:
– Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty, xây dựng kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
– Ban kiểm soát họp định kỳ mỗi tháng 1 lần, hoặc có thể có các cuộc họp bất thường để rà soát, đánh giá, thông báo kết quả kiểm soát trong tháng cũng như thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua theo nguyên tắc đa số và các ý kiến khác được ghi chép để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Đối với kiểm soát viên:
– Kiểm soát viên không phải là trưởng ban kiểm soát được tham gia tối đa 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
– Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện công việc được phân công
– Đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch đã được phân công.

Miễn nhiệm, cách chức kiểm soát viên

Chức danh kiểm soát viên không tồn tại bất biến theo sự tồn tại của công ty. Kiểm soát viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp sau:

Miễn nhiệm:
– Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm sát viên.
– Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
– Được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phân công thực hiện nhiệm vụ khác.
– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Cách chức:
– Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao
– Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên.
– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan