Thứ Bảy (20/04/2024)

Vốn pháp định là gì? Quy định pháp luật về vốn pháp định?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Vốn pháp định là gì? Quy định hiện hành về vốn pháp định? Trường hợp nào phải đáp ứng vốn pháp định? Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

Theo quy định tại khoản 7 điều 3 luật doanh nghiệp 2005 (nay đã hết hiệu lực thay thế bằng luật doanh nghiệp 2020) quy định vốn pháp định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Hiện tại, về mặt pháp lý vốn pháp định không còn được công nhận để thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp có thể lập doanh doanh với mức vốn thực tế mà không bị hạn chế về mặt quy định). Tuy nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn phải đáp ứng về mức vốn tối thiểu để tiến hành hoạt động (hoặc xin cấp giấy phép hoạt động) đối với ngành nghề cụ thể đó. Hiện tại, vốn pháp định vẫn được sử dụng trong văn nói (cho dễ hiểu) để giải thích về vốn tổi thiểu để hoạt động ngành, nghề kinh doanh cụ thể nào đó mà pháp luật có yêu cầu mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đáp ứng. Do vậy có thể hiểu như sau:

=> Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thực hiện một hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh ở đây có thể phải xin giấy phép hoặc không. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng mức vốn tối thiểu này.

Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?

Đặc điểm của vốn pháp định

Như đã phân tích ở trên, hiện tại pháp luật không định nghĩa về vốn pháp định mà chỉ có thể hiểu theo cách của người làm luật là mức vốn tối thiểu để hoạt động kinh doanh theo quy định của từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Do vậy, về đặc điểm có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

  • Vốn pháp định áp dụng với từng ngành nghề cụ thể
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn khi tiến hành các hoạt động kinh doanh này
  • Một số ngành nghề sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ khi tiến hành hoạt động

Xem thêm: Vốn pháp định và vốn điều lệ

Danh mục các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Sau đây AZLAW sẽ tổng hợp lại các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định pháp luật hiện hành, mời các bạn tham khảo.

Ngành nghề về ngân hàng tài chính
NHTM nhà nước: 3000 tỷ VNĐ
NHTM cổ phần : 3000 tỷ VNĐ
NH liên doanh : 3000 tỷ VNĐ
NH 100% vốn nước ngoài: 3000 tỷ VNĐ
Chi nhánh NH nước ngoài: 15 triệu USD
NH chính sách: 5000 tỷ VNĐ
NH đầu tư: 3000 tỷ VNĐ
NH phát triển: 5000 tỷ VNĐ
NH hợp tác: 3000 tỷ VNĐ
Quỹ tín dụng nhân dân TW: 3000 tỷ VNĐ
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 100 triệu đồng
Công ty tài chính: 500 tỷ VNĐ
Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ VNĐ
theo quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ VNĐ theo điều 3 nghị định 126/2007/NĐ-CP
Cho thuê lại lao động: 2 tỷ VNĐ theo điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP
Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 – 500 triệu VNĐ theo điều 14 nghị định 168/2017/NĐ-CP
Sản xuất phim: 200 triệu VNĐ theo điều 3 nghị định 142/2018/NĐ-CP
Kinh doanh vận chuyển hàng không: 600 – 1300 tỷ VNĐ theo điều 8 nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: 100 – 200 tỷ VNĐ theo điều 14 nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay: 30 tỷ VNĐ theo điều 17 nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ VNĐ theo điều 8 nghị định 92/2016/NĐ-CP
Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng: 20 tỷ VNĐ theo điều 6 nghị định 70/2016/NĐ-CP
Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải: 10 tỷ VNĐ theo điều 8 nghị định 70/2016/NĐ-CP
Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng: 20 tỷ VNĐ theo điều 12 nghị định 70/2016/NĐ-CP
Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng: 30 tỷ VNĐ theo điều 1 nghị định 57/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ: 5 tỷ VNĐ theo điều 6 nghị định 69/2016/NĐ-CP
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ VNĐ theo điều 7 nghị định 69/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ VNĐ theo điều 8 nghị định 69/2016/NĐ-CP
Kinh doanh chứng khoán: 25 – 110 tỷ VNĐ theo Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP Điều 13 Nghị định 151/2018/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 200 – 400 tỷ VNĐ theo điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600 – 1000 tỷ VNĐ theo điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ VNĐ theo điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh tái bảo hiểm: 300 tỷ VNĐ theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 400 – 1100 theo điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ: 4 – 8 tỷ theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ theo điều 5 nghị định 17/2012/NĐ-CP
Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất: 5 – 300 tỷ theo điều 19 nghị định 25/2011/NĐ-CP
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất: 20 – 500 tỷ theo điều 20 nghị định 25/2011/NĐ-CP
Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh: 30 tỷ VNĐ điều 21 nghị định 25/2011/NĐ-CP
Hoạt động bán hàng đa cấp: 10 tỷ VNĐ theo điều 7 nghị định 40/2018/NĐ-CP
Sở Giao dịch hàng hóa: 150 tỷ VNĐ theo điều 1 nghị định 51/2018/NĐ-CP
Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa: 5 – 75 tỷ VNĐ theo điều 1 nghị định 51/2018/NĐ-CP
Hoạt động mua, bán vàng miếng: 100 tỷ VNĐ theo điều 11 nghị định 24/2012/NĐ-CP

Trên đây là các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định do AZLAW tổng hợp. Trong quá trình thực hiện kinh doanh khách hàng cần lưu ý thêm một số nội dung sau:
– Danh mục ngành nghề có hoạt động đấu giá
– Danh mục ngành nghề loại trừ khi đăng ký kinh doanh
– Danh mục ngành nghề không hoạt động tại trụ sở

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan