Thứ Hai (29/04/2024)

Danh mục ngành nghề không hoạt động tại trụ sở

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Ngành nghề nào không hoạt động kinh doanh tại trụ sở? Căn cứ đối với ngành nghề không hoạt động kinh doanh tại trụ sở. Tư vấn pháp luật doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề

Một số trường hợp đăng ký kinh doanh phần ngành nghề phải bổ sung (không hoạt động tại trụ sở) đây là các ngành nghề theo quy định pháp luật hoặc theo các quyết định của địa phương không cho phép hoạt động tại trụ sở hoặc khu dân cư. Dưới đây là danh mục ngành nghề không hoạt động tại trụ sở do AZLAW tổng hợp. Nếu có thêm căn cứ và các ngành nghề khác, khách hàng có thể gửi cho AZLAW để tổng hợp lại các ngành nghề này. Xem thêm một số quy định về ngành nghề:
Cách tra mã ngành, nghề kinh doanh
Danh mục ngành nghề có hoạt động đấu giá cần loại trừ

Ngành “Dịch vụ xoa bóp, xông hơi, massage”
Căn cứ theo công văn 6230/UBND-KT ngày 02/11/2016 của UBND thành phố HCM về cấp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề theo quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố thì để có cơ sở cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với ngành “dịch vụ massage (xoa bóp)” thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ tham khảo ý kiển của sở y tế hoặc doanh nghiệp cam kết không hoạt động tại trụ sở với ngành trên

Ngành “Sản xuất vật liệu xây dựng”
Theo nghị quyết 2491/QĐ-UBND ngày 21/05/2011 của UBND thành phố HCM khi cấp mới hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, không cho phép bố trí các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Do đó đối với mã ngành 2394 đề nghị doanh nghiệp cam kết không hoạt động tại trụ sở để phòng ĐKKD có cơ sở giải quyết cho doanh nghiệp

Ngành “Bán vật liệu xây dựng”
Căn cứ quyết định 01/2014/QĐ-UBND ngày 08/05/2014 của UBND quận 3 ban hành quy định, khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nơi để phế thải, vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 3 thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trên các tuyến đường sau: Đường Cống Hộp Rạch bùng binh: từ số 01 đến 113, từ số 02 đến 126 thuộc phường 9, 10; đường Hoàng Sa từ số 387 đến 1121 thuộc phường 7, 8, 9, 11; đường Trường Sa từ số 702 đến 1118 thuộc phường 12, 13, 14; do đó đề nghị doanh nghiệp cam kết “không hoạt động tại trụ sở” với ngành nghề có mã 4752

Lưu ý: Doanh nghiệp phải điều chỉnh và nhập liệu chính xác nội dung sau tại trường thông tin “ngành, nghề kinh doanh” phần “ngành nghề kinh doanh không liệt kê trong hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam” nội dung: “Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, các quy định khác của pháp luật hiện hành và các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện”

Nội dung công văn 6230/UBND-KT ngày 02/11/2016 của UBND thành phố HCM

1. Sở Y tế, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công Thương khẩn trương trình quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 đối với ngành, nghề kinh doanh: Dịch vụ lưu trú du lịch (trong quy hoạch phát triển du lịch), karaoke, vũ trường, dịch vụ xoa bóp (massage), kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và sản xuất, bán buôn, bán lẻ hóa chất theo thời gian thực hiện ghi trong Quyết định số 3978/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Trong thời gian các quy hoạch nêu trên chưa được phê duyệt, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có đăng ký các ngành, nghề trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện có văn bản gửi:
– Sở Du lịch có ý kiến đối với ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch”.
– Sở Y tế có ý kiến đối với ngành, nghề kinh doanh “dịch vụ massage (xoa bóp)”.
– Sở Văn hóa và Thể thao có ý kiến đối với ngành, nghề “dịch vụ karaoke”, “vũ trường”.
– Sở Công Thương có ý kiến đối với ngành, nghề “Kinh doanh, chiết nạp, tồn trữ khí dầu mỏ hóa lỏng LPG”, “Sản xuất, bán buôn, bán lẻ hóa chất”.
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện gửi văn bản đề nghị các Sở nêu trên đề nghị có ý kiến trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh (thành lập mới hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở đối với các doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh đã có đăng ký kinh doanh các ngành, nghề trên).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Công Thương căn cứ quy hoạch dự kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố trao đổi với Ủy ban nhân dân quận, huyện để có ý kiến bằng văn bản trong đó nêu rõ chấp thuận hay không chấp thuận cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký ngành, nghề trên. Sau thời hạn này mà Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện không nhận được văn bản của Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Công thương thì xem như đã chấp thuận và Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong trường hợp này Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận, huyện gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đến Sở, ngành quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh để thực hiện quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc gửi văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Công Thương Ủy ban nhân dân quận, huyện thông qua thư điện tử của cơ quan trong hệ thống thư điện tử của thành phố. Trường hợp có sự cố kỹ thuật không gửi được thông qua hệ thống thư điện tử thì gửi bằng bản giấy.

Ngành “Giáo dục nghề nghiệp”
Theo quyết định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ KHĐT thì ngành 8532 có mã ngành 85321: Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp; ngành này không hoạt động tại trụ sở theo công văn số 8933/UBND-THKH ngày 21/12/2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về quy hoạch các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các bệnh viện. Do đó đối với ngành “8532 Giáo dục nghề nghiệp”, đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh thành “8532 Giáo dục nghề nghiệp (không hoạt động tại trụ sở)”

Ngành “kinh doanh thực phẩm”
Theo quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 và quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch ngành nghề kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh doanh nghiệp cam kết “không hoạt động tại trụ sở” ngành 4631, 4632, 4620

Một số ngành nghề khác (Khu vực TP Hồ Chí Minh)
– Cam kết (không hoạt động tại trụ sở) với các ngành 2022, 2394, đối với các ngành nghề này doanh nghiệp chỉ được đăng ký hoạt động trong khu công nghiệp
– Cam kết (không hoạt động tại trụ sở) với ngành nghề 4632, đối với ngành nghề này doanh nghiệp chỉ được đăng ký hoạt động bán buôn trong các chợ đầu mối nông sản thực phẩm.

Một số ngành nghề theo quyết định 200/2004/QĐ-UB ngày 18/08/2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh (Hết hiệu lực: 10/02/2015) gồm:

Điều 1. Nay công bố danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung.
Cụ thể gồm các ngành nghề sau :
1. Ngành hóa chất : sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất làm lạnh, phèn, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, sản xuất phân bón ;
2. Ngành tái chế, mua bán chất phế thải : giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn ;
3. Ngành tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan ;
4. Ngành luyện cán cao su;
5. Ngành thuộc da;
6. Ngành xi mạ điện;
7. Ngành gia công cơ khí : rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn;
8. Ngành in, tráng bao bì kim loại ;
9. Ngành sản xuất bột giấy ;
10. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh ;
11. Ngành chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ và mộc gia dụng) ;
12. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầu ăn ;
13. Ngành sản xuất cồn, rượu, bia, nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết) ;
14. Ngành sản xuất thuốc lá ;
15. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp ;
16. Ngành giết mổ gia súc ;
17. Ngành chế biến than.
Điều 2. Các doanh nghiệp thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, kinh doanh nêu trên đang hoạt động trong khu dân cư tập trung phải thực hiện đúng kế hoạch di dời của ủy ban nhân dân thành phố, nếu doanh nghiệp thực hiện di dời sớm và đúng kế hoạch sẽ được hỗ trợ khen thưởng theo quy định của thành phố.
Trong thời gian chưa di dời, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động phải nghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời, lập biên bản và đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

– Căn cứ công văn số 6230/UBND-KT ngày 02/11/2016 và công văn số 4957/UBND-KT ngày 09/08/2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về đăng ký ngành nghề theo quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn TP. HCM thì đề nghị doanh nghiệp bổ sung và đính kèm cam kết “không tồn trữ hóa chất tại trụ sở” đối với ngành “bán buôn hóa chất…”.
– Mã 5510, doanh nghiệp đăng ký nội dung Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
– Mã 4690, không rõ sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, do đó, đề nghị doanh nghiệp không đăng ký mã 4690

Xem thêm: Thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan