Thứ Bảy (27/04/2024)

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

So sánh, phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Khái niệm về vốn điều lệ và vốn pháp định trong công ty

Vốn pháp định và vốn điều lệ là một vấn đề với người mới thực hiện kinh doanh. Vậy đối với doanh nghiệp việc yêu cầu về vốn điều lệ và vốn pháp định có gì khác nhau. Trong luật doanh nghiệp 2014 có quy định cụ thể về vốn điều lệ và vốn pháp định.

Vốn điều lệ là gì? Khái niệm vốn điều lệ

Theo khoản 32 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 giải thích “34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Hiểu đơn giản, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…

Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?

Vốn pháp định là gì?

Theo luật doanh nghiệp 2005 “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” tới luật doanh nghiệp 2020 thì khái niệm vốn pháp định không còn được cụ thể trong luật. Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang rủi ro cao. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ: Cho thuê lại lao động: 2 tỷ

Xem thêm: Vốn pháp định là gì?

So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định

Về đặc điểm vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp, được quy định rõ ràng và phải được đáp ứng khi doanh nghiệp hoạt động tuy nhiên có một số sự khác nhau như bảng dưới đây

Vốn điều lệVốn pháp định
– Không có quy định cụ thể về số tối thiểu cũng như tối đa
– Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký
– Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp hoặc cam kết góp tùy từng loại hình doanh nghiệp
– Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng
– Quy định tối thiểu với từng ngành nghề
– Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện
– Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định
Bảng so sánh sự khác nhau giữ vốn điều lệ và vốn pháp định

Như vậy có thể thấy vốn điều lệ và vốn pháp định bản chất về tên gọi thì cùng là vốn góp trong công ty. Tuy vậy việc quy định cụ thể ngoài luật doanh nghiệp có thể quy định ở nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau nhưng vẫn là các yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp. Đồng thời vốn pháp định và vốn điều lệ đôi khi cũng phản ánh được trách nhiệm của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đối với đối tác của mình.

Hỏi đáp về vốn pháp định, vốn điều lệ

1. Vốn điều lệ phải lớn hơn vốn pháp định dụng hay sai? Do pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải đáp ứng, do vậy vốn pháp định sẽ phải lớn hơn vốn điều lệ nếu doanh nghiệp muốn hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn có quyền biểu quyết? Vốn điều lệ là vốn cam kết góp vào doanh nghiệp thông thường sẽ tương ứng với quyền biểu quyết, tuy nhiên với một số trường hợp của CTCP với cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi biểu quyết thì việc quyền biểu quyết sẽ khác nhau với cùng một mức vốn

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan