Chủ Nhật (28/04/2024)

Đại diện theo ủy quyền và chủ tịch công ty

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức có đồng thời là chủ tịch công ty một thành viên hay không? Phân biệt chủ tịch công ty và đại diện theo ủy quyền?

Gần đây, trong quá trình thực hiện hồ sơ cho khách hàng khi thay đổi thông tin trong công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là tổ chức. Phía AZLAW có nhận được yêu cầu bổ sung của phòng ĐKKD thành phố Hà Nội như sau:

Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị Quý Doanh nghiệp những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ và lý do sửa đổi, bổ sung như sau:
– Xem lại thẩm quyền ký Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với ông Ahn … (chủ tịch Công ty) trong khi người đại diện theo uỷ quyền quản lý 100% vốn góp của chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài là ông SHIN ….

Vì vậy, trong bài viết này, AZLAW sẽ làm rõ vị trí, vai trò của hai chức danh này trong công ty. Tránh hiểu nhầm không đáng có gây mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục.

Đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức

Trước đó, AZLAW đã có bài viết người đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo đó khi là đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo điều 14 luật doanh nghiệp 2020 có một số đặc điểm sau:
– Là cá nhân
– Được tổ chức ủy quyền bằng văn bản
– Nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định

Chủ tịch trong công ty TNHH một thành viên

Trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể lựa chọn theo hình thức chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên. Theo đó, nếu công ty chọn hình thức chủ tịch công ty theo điều 81 luật doanh nghiệp 2020 có một số đặc điểm sau:
– Có quyết định bổ nhiệm của chủ sở hữu
– Nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định
– Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật.

So sánh chủ tịch công ty và đại diện theo ủy quyền

Về việc cùng nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty giữa đại diện theo ủy quyền và chủ tịch công ty có gì giống và khác nhau? Hai chức danh này có bắt buộc là một người?

1. Giống nhau: Cùng thay mặt chủ sở hữu công ty thực hiện, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

2. Khác nhau:

Đại diện theo ủy quyền
– Có quyền thông qua văn bản ủy quyền (Điều 14 LDN 2020)
– Gần như toàn quyền nếu ủy quyền không giới hạn quyền của đại diện
– Quyết định của đại diện theo ủy quyền có hiệu lực mà không cần chủ sở hữu xác nhận (theo quy định của BLDS 2015)

Chủ tịch công ty
– Có quyền thông qua quyết định bổ nhiệm (Điều 81 LDN 2020)
– Bị giới hạn bởi điều lệ công ty (nếu có), nếu không cũng tương tự như đại diện theo UQ
– Quyết định của chủ tịch công ty phải được chủ sở hữu phê duyệt (Khoản 3 điều 81 Luật doanh nghiệp 2020)

Qua các nội dung so sánh trên có thể thấy đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu và chủ tịch công ty tuy cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhưng việc phát sinh quyền và nghĩa vụ và việc thực hiện là khác nhau (quyết định của chủ tịch cần được phê duyệt, quyết định của đại diện theo ủy quyền thì không cần phê duyệt).

Quay lại hồ sơ của AZLAW thực hiện có một số căn cứ pháp lý tại nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Điều 50. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

2. Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong các cá nhân sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Tại footnote của mẫu II-2 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT phần chữ ký của người có thẩm quyền thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật cũng ghi rõ: “Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên ký trực tiếp vào phần này.

Kết luận: Việc yêu cầu sửa đổi hồ sơ là không có cơ sở. Chuyên viên xử lý đang hiểu nhầm về vị trí của đại diện theo ủy quyền và chủ tịch công ty.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan