Thứ Sáu (29/03/2024)

Thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Góp vốn và quản lý doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của các thành viên góp vốn trong công ty

Hiện nay, tôi đang muốn thành lập một công ty, nhưng không biết những trường hợp nào không được thành lập công ty. Vậy có thể cho tôi biết rõ hơn về những trường hợp không được góp vốn, thành lập doanh nghiệp?

Trả lời

Theo thông tin bạn đưa ra, thì bạn hiện nay đang muốn thành lập một công ty, và bạn muốn biết những trường hợp nào không được thành lập công ty. Có thể thấy “công ty” là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Và do vậy, quyền được thành lập, quản lý, và góp vốn, mua cổ phần…và các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp đều được pháp luật về doanh nghiệp quy định cụ thể. Theo đó:

Các trường hợp tổ chức, cá nhân không được thành lập, và quản lý doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 17 LDN có quy định những trường hợp tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Người thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 25 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
25. Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về người quản lý doanh nghiệp

Nếu bạn là cán bộ, công chức, viên chức thì bên cạnh quy định tại Điều 17 LDN nêu trên, bạn còn phải xem xét các quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật phòng chống tham nhũng…để có thể xác định rõ hơn về quyền được thành lập, quản lý doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, và các trường hợp không được thành lập công ty.

Cụ thể, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Điều 14 Luật viên chức 2010 cũng quy định:

Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Bên cạnh đó, theo Luật phòng chống tham nhũng 2005 cũng có quy định cụ thể về vấn đề này tại Điều 37, theo đó: Cán bộ, công chức, viên chức không được:

  • Thành lập, tham gia thành lập, hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (điểm b, khoản 1 Điều 37).
  • Không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau  khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ (điểm d, khoản 1 Điều 37).
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Và quy định tại Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 cũng được áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

Và do vậy, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp nêu trên thì bạn hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Và nếu sau khi xem xét về trường hợp của mình, nếu bạn thuộc các trường hợp không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, thì bạn vẫn có thể có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các loại hình công ty khác.

Cụ thể: Những trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 thì  tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

Có thể thấy, theo quy định trên thì trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 18 thì bạn hoàn toàn có quyền được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Và bạn cần chú ý: Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 18 LDN nêu trên được hiểu là là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

  • Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của cơ quan, đơn vị;
  • Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  • Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan đơn vị.

Xem thêm: Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?


Trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty

Trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được pháp luật quy định như thế nào? Thành viên có đăng ký góp vốn nhưng không thực hiện việc góp vốn có phải chịu trách nhiệm gì trong công ty hay không?

Trả lời

Việc góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như công ty cổ phần được quy định khác nhau, tuy nhiên trách nhiệm của thành viên/cổ đông trong cả 2 loại hình đều tương đối giống. Trong bài viết này AZLAW sẽ đi phân tích về trách nhiệm của thành viên/cổ đông trong hai loại hình công ty (để đơn giản chúng tôi sẽ gọi là thành viên góp vốn).

Trách nhiệm thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 cụ thể:

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

Trách nhiệm của cổ đông trong công ty cổ phần được quy định tại Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 về công ty cổ phần quy định về việc góp vốn trong công ty cổ phần

Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán việc mua cổ phần và những thông tin về cổ đông quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan