Thứ Sáu (29/03/2024)

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

AZLAW tư vấn quy định của Bộ luật hình sự năm 2017 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, việc áp dụng hình phạt trong trường hợp người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định ở đâu? Điều kiện áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa dổi, bổ sung 2017) bao gồm :

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
(Là tình tiết phạm tội mà người phạm tội khi đã thực hiện tôi phạm nhưng đã có những hành động tự mình hoặc có sự tác động khách quan để góp phần làm giảm bớt hậu quả nguy hại có thể xảy ra của hành vi phạm tội, bằng cách đã ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc tác động vào làm giảm tác hại của tội phạm, không cho tác hại của tội phạm xảy ra lớn hơn.)

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
(Là tình tiết mà tội phạm đã xảy ra, đã gây thiệt hại, gây ra hậu quả. Tuy nhiên, người phạm tội lại tự nguyện, không do ai ép buộc hay cưỡng chế sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả đã xảy ra của tội phạm. Đó có thể là hành vi sửa chữa, làm lại cái bị hư hỏng, hoặc bồi thường bằng tài sản cho những thiệt hại đã gây ra.)

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
(hành vi chống trả lại quá mức cần thiết so với sự phòng vệ chính đáng.)

Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
(hành vi phạm tội mà vì muốn tránh nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, và quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại, tuy nhiên thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của thiệt hại cần được ngăn ngừa.)

Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
(Trong trường hợp này đòi hỏi phải có hành vi trái pháp luật do người bị hại hoặc người khác gây ra. Đồng thời, hành vi trái pháp luật đấy xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Hai hành vi vi đồng thời xảy ra thì mới áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Kích động mạnh về tinh thần là tình trạng tâm lý không hoàn toàn tự chủ và kiềm chế được hành vi của mình, trạng thái tâm lý ức chế ở mức độ cao làm giảm khả năng điều khiển hành vi,  khả năng điều khiển hành vi của mình.)

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
(Trước tiên tình tiết này phải có điều kiện ngoại cảnh hoàn toàn khách quan, đó là do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội. Đồng thời hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này không phải do người phạm tội gây ra, mà có thể do thiên tai, dịch bệnh hoặc do nguyên nhân khác gây ra.)

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
(Tình tiết chưa gây thiệt hại là khi mà tội phạm đã được thực hiện, tuy nhiên thiệt hại không xảy ra và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Gây thiệt hại không lớn là tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hịa mà người phạm tội mong muốn và phải ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.)

Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; (Tình tiết này là từ trước đến nay chưa hề phạm tội lần nào, và phải thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, có thể là tội ít nghiêm trọng, hoặc vai trò của người phạm tội trong tội phạm đó ít nghiệm trọng.)

Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; (Bị người khác đe dọa là trường hợp bị người khác dọa trừng phạt hoặc gây ra hậu quả nào đó cho người phạm tội hoặc người thân người phạm tội nếu người phạm tội làm trái ý họ, khiến cho người phạm tội lo sợ về một tai họa có thể xảy ra, buộc họ nếu tránh tai học đó người phạm tội phải thực hiện tội phạm. Bị người khác cưỡng bức là bị người khác dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác đối với người phạm tội buộc người phạm tội phải thực hiện tội phạm.)

Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

Phạm tội do lạc hậu; (Áp dụng tình tiết này đối với trường hợp người phạm tội không theo kịp đà phát triển, tiến bộ của xã hội do nguyên nhân khách quan đưa lại.)

Người phạm tội là phụ nữ có thai; (Chỉ áp dụng tình tiết này khi mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình mang thai. Và người phạm tội phạm chứng minh được mình đang có thai khi phạm tội.)

Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; (Người già là người từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong một số tội đặc biệt thì không áp dụng tình tiết này dù người phạm tội là người già, chẳng hạn các tội xâm phạm tình dục.)

Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; (Điều kiện là người phạm tội phải có bệnh lý theo đúng quy định trong y học. Bênh này làm hạn chế khả năng nhận thức ý thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội.)

Người phạm tội tự thú. (Tự thú: là hành vi mà người phạm tội tự mình ra nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình với cơ quan chức năng, dù chưa ai phát hiện ra họ phạm tội.)

Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; (Thành khẩn khai báo: là trường hợp trong quá trình điều tra, người phạm tội đã khai đầy đủ và đúng sự thật những gì liên quan đến hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện một cách thành khẩn, đúng chính xác sự thật. Ăn năn, hối cải: là sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội thể hiện sự cắn rứt, dày vò lương tâm về tội lỗi của họ, bằng lời nói, hành động, việc làm cụ thể để chứng minh rằng họ muốn sửa chữa, cải tạo thành người tốt.)

Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (Là trường hợp người phạm tội có thái độ hành động chủ động tích cực nhằm giúp đỡ tạo ra những thay đổi, tìm ra tội phạm nhanh hơn. Điều này được thể hiện bằng việc cung cấp những thông tin, tài liệu chứng cứ có ý nghĩa thiết thực cho việc phát hiện và điều tra tội phạm.)

Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài những tình tiết trên, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Tương tự với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nếu các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu trên đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Quyết định áp dụng hình phạt trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Ví dụ: tội đánh bạc có hai khung hình phạt: Khung hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, khung hình phạt tù từ 03 năm đến 7 năm. Người phạm tội đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc trong khung từ 03 năm đến 07 năm nhưng hiện tại người phạm tội đó có 02 tình tiết giảm nhẹ là: Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, thì Tòa án có thể quyết định áp dụng mức hình phạt dưới khung như 02 năm tù giam

Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội có Tòa án có  thể xem xét áp dụng án treo khi mức hình phạt tù đối với người đó không quá 03 năm và xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù

Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan