Trường hợp nào cảnh sát cơ động được kiểm tra giấy tờ
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Cảnh sát cơ động được kiểm tra giấy tờ trong trường hợp nào? Khi tham gia giao thông bị cảnh sát cơ động dừng xe phải làm sao?
Tôi tham gia giao thông trên đường thì bị một nhóm cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ mặc dù tôi không phạm lỗi nào. Tôi xin hỏi trường hợp nào cảnh sát cơ động được dừng xe kiểm tra giấy tờ?
Trả lời
Quyền hạn và đối tượng tuần tra kiểm soát của cảnh sát cơ động được quy định tại điều 8, 9, Thông tư 58/2015/TT-BCA cụ thể:
Điều 8. Quyền hạn
1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
5. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Điều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát
1. Đối tượng tuần tra gồm: khu vực,mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.
2. Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.
Như vậy, cảnh sát cơ động có quyền hạn kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Về thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động trong lĩnh vực giao thông, theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
Như vậy cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt đối với một số hành vi có liên quan đến trật tự an toàn giao thông. Để biết chi tiết từng hành vi mà Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt, bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cảnh sát cơ động được dừng phương tiện kiểm tra trong các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông:
Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.