Thứ năm (19/09/2024)

Ủy quyền đăng ký hộ tịch (quy định và biểu mẫu)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Cách thức ủy quyền khi đăng ký hộ tịch, đăng ký hộ tịch có ủy quyền được không? Trường hợp nào được phép ủy quyền, trường hợp nào thì không?

Đăng ký hộ tịch là những công việc gì?

Theo quy định tại điều 3 của luật hộ tịch 2014 quy định các trường hợp đăng ký hộ tịch như sau:

Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các công việc liên quan tới hộ tịch được xác định tại điều 3 luật hộ tịch 2014, các trường hợp này thực hiện ủy quyền làm thay như thế nào?

Có thể ủy quyền đăng ký hộ tịch hay không?

Việc đăng ký hộ tịch có thể thực hiện ủy quyền để người khác làm thay theo quy định tại điều 3 thông tư 04/2020/TT-BTP

Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

Như vậy, có thể khẳng định việc ủy quyền đăng ký hộ tịch là hoàn toàn được phép theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

Ủy quyền đăng ký hộ tịch có phải công chứng không?

Theo quy định của pháp luật, trường hợp ủy quyền đăng ký hộ tịch phải lập văn bản, và chứng thực theo quy định tại UBND hoặc các văn phòng công chứng hợp pháp. Trường hợp không phải chứng thực gồm: Ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền

Các trường hợp không được ủy quyền đăng ký hộ tịch

Khi thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch sau đây sẽ không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020:
– Đăng ký kết hôn;
– Đăng ký lại việc kết hôn;
– Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Xem thêm: Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Mẫu văn bản ủy quyền đăng ký hộ tịch

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-

GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v….)

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20.., tại …..

Bên ủy quyền (Bên A):
Ghi rõ thông tin bên ủy quyền theo giấy tờ chứng thực cá nhân và thông tin liên hệ (nếu có)

Bằng văn bản này, chúng tôi ủy quyền cho

Bên nhận ủy quyền (Bên B):
Ghi rõ thông tin bên nhận ủy quyền theo giấy tờ chứng thực cá nhân và thông tin liên hệ (nếu có)

I. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

Điều 1. Nội dung ủy quyền (1)

– Bên B được quyền thay mặt và đại diện cho Bên A liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ….
– Trong phạm vi uỷ quyền, ông Nguyễn Văn B được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, được đóng các loại phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.
– Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ nêu trên, ông Nguyễn Văn B được thay mặt chúng tôi nhận giấy hẹn hoặc bất cứ phiếu trả lời nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao lại cho chúng tôi.

Điều 2. Thù lao ủy quyền (2) Giấy ủy quyền này không có thù lao.

Điều 3. Thời hạn ủy quyền (3)
Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông Nguyễn Văn B thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

II. CAM KẾT CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN

– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công việc do Bên B nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm bằng chứng./.  

Những người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xem thêm: Giấy uỷ quyền có bắt buộc hai bên cùng ký?

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan