Thứ Sáu (29/03/2024)

Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tôi thấy có quy định về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Vậy xin luật sư cho hỏi sự khác nhau giữa hai loại giấy và hợp đồng này

Tôi thấy có quy định về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Vậy xin luật sư cho hỏi sự khác nhau giữa hai loại giấy và hợp đồng này

Trả lời

Ủy quyền là một trong các hình thức xác lập quyền đại diện. Căn cứ tại điều 135 Bộ luật dân sự 2015:”Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì có thể có nhiều hình thức ủy quyền khác nhau. Ủy quyền có thể thực hiện bằng văn bản, lời nói hoặc các hành vi cụ thể. Khi việc ủy quyền được lập thành văn bản thì cũng có nhiều hình thức văn bản khác nhau (hợp đồng ủy quyền, Giấy ủy quyền, Biên bản ủy quyền…).

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được coi là một hình thức ủy quyền theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam, mà tùy theo hoàn cảnh, có thể là bắt buộc phải có để người được ủy quyền có đủ thẩm quyền đại diện cho người ủy quyền. Đa số các trường hợp được ủy quyền bằng giấy ủy quyền đều đòi hỏi phải được công chứng, chứng thực hoặc có con dấu của pháp nhân (nếu là ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Trong trường hợp đó là giao dịch dân sự thì đây còn là căn cứ để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam.

Ngược lại, người ủy quyền có thể thừa nhận hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền sau khi hành vi đó đã xảy ra. Trong trường hợp này, hành vi đó được coi là phù hợp với phạm vi ủy quyền mà không cần sửa đổi bổ sung giấy ủy quyền, tuy nhiên, nó sẽ không còn được coi là căn cứ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và người ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi mà mình đã thừa nhận đó

Xem thêm: Hành vi pháp lý đơn phương

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Theo điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của luật thì hợp đồng ủy quyền phải có chữ ký của hai bên gồm bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền. Đối với giấy ủy quyền thì không bắt buộc. Mặt khác, hợp đồng ủy quyền có tính ràng buộc cao hơn, do đó khi ký hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền thực hiện công việc. Hợp đồng ủy quyền cũng thường đi kèm với thù lao

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan