Thứ Ba (23/04/2024)

Xác định cha mẹ, con theo quy định pháp luật

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Xác định cha, mẹ cho con như thế nào? Thủ tục, trình tự xin xác nhận cha, mẹ cho con theo quy định của pháp luật.

Việc xác định cha mẹ cho con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Đồng thời việc xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu cấp dưỡng hay tài sản thừa kế do người chết để lại.

Xác nhận cha, mẹ, con

Theo quy định tại điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 xác định cha, mẹ cho con được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Trường hợp cha mẹ không thừa nhận con phải có chứng cứ và được Tòa án xác định. Người được nhận và không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình hay không.

Người có quyền xác nhận cha mẹ con:

– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu không có tranh chấp
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.
– Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xác định: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con

Theo Luật hộ tịch trường hợp không có tranh chấp, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú. Nếu có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp nếu có phát sinh tranh chấp việc việc xác định cha, mẹ, con do Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh ( nếu có yếu tố nước ngoài) nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người đang có tranh chấp với người đăng ký nhận cha, mẹ, con

Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ, con

Việc nhận cha mẹ con có trường hợp có tranh chấp và không có tranh chấp thủ tục thực hiện sẽ khác nhau:

Trong trường hợp không có tranh chấp

– Tờ khai theo mẫu (Theo thông tư 04/2020/TT-BTP)
– Một trong các giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Nếu việc nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp có tranh chấp

– Đơn khởi kiện
– Bản sao công chứng chứng minh minh nhân dân, hộ khẩu
– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh, Phiếu xác nhận ADN, Giấy nhận con, cha, mẹ, xác nhận của những người biết về sự việc, Giấy chứng tử của cha cháu bé, …..

Thời gian giải quyết: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ Tòa án sẽ tiến hành điều tra xác minh và xét xử. Thời gian giải quyết vụ án cho đến khi có Bản án sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là khoảng từ 04 – 06 tháng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan