Thứ Năm (25/04/2024)

Xác định hiệu lực của văn bản pháp luật

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trường hợp nào văn bản pháp luật hết hiệu lực? Cách thức xác định hiệu lực của văn bản pháp luật như thế nào? Cách thức kiểm tra hiệu lực của văn bản pháp luật

Trường hợp nào văn bản pháp luật hết hiệu lực? Cách thức xác định hiệu lực của văn bản pháp luật như thế nào?Hiện nay, việc xác định hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản hướng dẫn của luật này, cụ thể nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định tịa điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Như vậy có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật như sau:
1. Đối với văn bản thông thường thì được quy định tại văn bản đó nhưng:
– Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương;
– Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Trường hợp văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Thời điểm áp dụng văn bản pháp luật và hiệu lực được quy định như sau:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
4. Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Đối với văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm (khoản  4 điều 38 Nghị Định 34/2016/NĐ-CP):
– Công bố danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;
– Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại điều khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.

Như vậy, muốn biết văn bản đó hết hiệu lực có một số phương pháp sau:
Thứ nhất, tìm xem văn bản đó đã có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.
Thứ hai, tìm trong danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực.

Đáng lưu ý trong khi xác định hiệu lực của văn bản pháp luật là trường hợp: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.” Khi mà một văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì thì các văn bản quy định chi tiết thì hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Mặc dù vậy khác với văn bản quy định chi tiết thi hành thì vẫn có các văn bản hướng dẫn quy định của văn bản đó vẫn còn hiệu lực.

Ví dụ: Thông tư 19/2003/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Thông tư trên hướng dẫn quy định của luật Doanh nghiệp 1999 mà hiện nay đã có Luật Doanh nghiệp 2014.

Vậy lý do vì sao các văn bản đó còn hiệu lực ?

Các văn bản này thường hướng dẫn một số điều luật cụ thể. Khi ban hành các văn bản mới thay thế mà điều luật vẫn giữ nguyên hoặc tinh thần của điều luật đó không thay đổi (bằng cách thay đổi câu chữ và từ ngữ ) dẫn đến không cần thiết để văn ban hành văn bản mới thay thế. Mặc dù vậy, vẫn có các trường hợp cơ quan nhà nước ra các văn bản thay thế để đồng nhất với văn bản pháp luật hiện hành.

Có nên hay không áp dụng các văn bản đó?
– Các văn bản hướng dẫn quy định pháp luật cũ mặc dù tinh thần của văn bản đó giống với điều luật mới ban hành nhưng các từ ngữ được sử dụng trong văn bản đó không còn phù hợp hoặc gây khó hiểu.
– Việc áp dụng các văn bản đó trên thực tế cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan