Thứ sáu (04/10/2024)

Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Xác minh điều kiện thi hành án là gì? Thực tế việc xác minh điều kiện thi hành án được pháp luật quy định như thế nào?

Xác minh điều kiện thi hành án là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này“. Điều kiện thi hành án là yếu tố quyết định việc Nhà nước có cưỡng chế thi hành án hay không? Như vậy, xác minh điều kiện thi hành án là hoạt động của người được thi hành án hoặc Chấp hành viên nhằm xác định người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản hay không?

Xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện khi nào? Việc xác minh điều kiện thi hành án có thể do người được thi hành án tự thực hiện hoặc do Chấp hành viên được giao tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, khác với người được thi hành án, việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là quyền của người được thi hành án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 và khoản 4 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là nhiệm vụ của Chấp hành viên.

Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

Như vậy, người được thi hành án có thể xác minh điều kiện thi hành án hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ này. Trình tự xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Bước 1: Đương sự gửi đơn yêu cầu thi hành án. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định từ chối yêu cầu thi hành án hoặc ra quyết định thi hành án.
Bước 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ phân công Chấp hành viên, gửi thông báo đến đương sự và các bên có liên quan đến việc thi hành án.
Bước 3: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc ra quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án sẽ được tính là thời gian tự nguyện thi hành án.
Bước 4: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành không tự nguyện thi hành án (tức người phải thi hành án có khoảng 20 ngày để tự nguyện thi hành án), Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh.

Trường hợp người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án, Chấp hành viên sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án, Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án ít nhất 06 tháng một lần (ít nhất 01 năm một lần trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án). Sau 02 lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có diều kiện thi hành án, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án. Việc xác minh tiếp tục khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Xem thêm: Người thi hành án không có tài sản giải quyết thế nào?

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan