Thứ Năm (25/04/2024)

Câu hỏi môn thương mại hóa quyền SHTT

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tập hợp câu hỏi môn thương mại hóa quyền SHTT – Lớp SHTT 2022 được trả lời và tổng hợp

Tình huống 1

Theo anh/chị các tình huống nào dưới đây có thể thưc hiện được? Giải thích rõ tại sao?
1. Nhãn hiệu ‘MAI LAN” của Công ty A được cấp GCNĐKNH X cho sản phẩm giấy ăn thuộc nhóm 16 và Công ty A đã cho phép Công ty B sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm vở học sinh.
2. Do biến đổi khí hậu nên các điều kiện địa lý của vùng Nam Trà My và Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam không còn đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với CDĐL “Trà My” cho sản phẩm quế, UBND tỉnh Quảng Nam có dự định chuyển nhượng chỉ dẫn địa lý ‘Trà My” cho UBND tỉnh Kon Tum.
3. HTX sản xuất Đèn lồng Hội An (HTX Hội An) được cấp GCNĐKNH bảo hộ nhãn hiệu ‘‘Hội An” cho sản phẩm đèn lồng, HTX Hội An dự định chuyển nhượng nhãn hiệu “Hội An” cho Hiệp hội Sản xuất Đèn lồng Hội An (Hiệp hội Hội An) làm chủ sở hữu. Cả HTX Hội An và Hiệp hội Hội An đều tiến hành SX, KD tại Thành phố Hội An.

Trả lời:
1. Không thể thực hiện được vì theo quy định tại khoản 1 điều 141 Luật SHTT quy định như sau:

Điều 141. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Theo điều 92 luật SHTT phạm vi bảo hộ đc ghi nhận tại văn bằng SHCN

Điều 92. Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Theo thông tin đưa ra nhãn hiệu X được bảo hộ cho sản phẩm giấy ăn thuộc nhóm 16 mà không phải là vở học sinh => Không thể cho phép sử dụng nhãn hiệu với đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của mình

2. Không thể thực hiện được. Vì 2 lý do:

Lý do 1: Chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng (Khoản 2 điều 139 Luật SHTT)

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

Lý do 2: Do chỉ dẫn địa lý đã bị chấm dứt bảo hộ theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật SHTT

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

3. Do đề bài không nêu ra đây là nhãn hiệu gì nên chia một số trường hợp:

Trường hợp 1: Nhãn hiệu tập thể có thể chuyển nhượng theo khoản 5 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó”.

Cần xem xét xem Hiệp hội sản xuất Đèn lồng Hội An có đáp ứng điều kiện là chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hội An” theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó”. Như vậy, trong trường hợp này nếu Hiệp hội sản xuất Đèn lồng Hội An đáp ứng điều kiện tại khoản 5 Điều 139 Luật SHTT.

Trường hợp 2: Nhãn hiệu thông thường (có thể chuyển nhượng tuy nhiên cần lưu ý khoản 4 điều 139 luật SHTT)

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo đó
– Nếu chuyển nhượng đồng sở hữu cần có cam kết về việc không gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa dịch vụ
– Cần xem xét xem nhãn hiệ chuyể nhượng có đáp ứng điều kiện là tên thương mại hay không? Nếu đủ điều kiện trở thành tên thương mại thì không thể chuyển nhượng (trừ trường hợp bên chuyển nhượng chuyển cả cơ sở kinh doanh, giải thể, từ bỏ lĩnh vực hoạt động…)

Tình huống 2

Theo các Anh/Chị các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
1. Chủ sở hữu quyền SHCN có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN của mình cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng sử dụng.
2. Khi đã chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối tượng SHCN của mình thì chủ sở hữu không được sử dụng đối tượng SHCN đó.
3. Mọi hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN mới có hiệu lực.

Trả lời:

1. Đúng. Vì theo điểm d khoản 1 điều 144 “Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ” nội dung hợp đồng sử dụng có ghi rõ về phạm vì, giới hạn nên có thể chuyển cho nhiều, tổ chức, cá nhân cùng sử dụng

2. Sai. Theo khoản 1 điều 143 “…chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.”

3. Sai. Theo quy định tại điều 148.2 và 148.3 Luật SHTT

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

Tình huống 3

Công ty Bia và nước giải khát Việt Nam (Công ty Bia Việt Nam) là chủ sở hữu nhãn hiệu “VINABEER và hình” được cấp GCNĐKNH số xxxx. Công ty này dự định chuyên giao quyền sử dụng nhãn hiệu “YINABEER và hình” cho Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương được độc quyền sừ dụng nhãn hiệu nói trên. Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương, Công ty Bia Việt Nam đề nghị Anh/Chị tư vấn về một số vấn đề sau:
Câu hỏi:
1. Công ty Bia Việt Nam có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền cho cả Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương không? Tại sao?
2. Trong quá trình sử dụng NH “VINABEER và hình” theo HĐ chuyển giao quyền sử dụng, Công ty Bia Hà Nội phát hiện có người xâm phạm quyền SHCN đối với NH này thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người có hành vi xâm phạm quyền đối với NH hay không?

Trả lời:
1. Công ty Bia Việt Nam không thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền cho Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương trên cùng một lãnh thổ. Tuy nhiên, vì nhãn “VINABEER, hình” được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên nếu Công ty Bia Việt Nam chỉ cho phép Cty Bia Hà Nội sử dụng tại khu vực địa lý nhất định thì có thể cho Cty Bia Bình Dương sử dụng độc quyền tại khu vực còn lại theo khoản 1 điều 143 Luật SHTT

Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:
1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

2. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thểm quyền xử lý theo khoản 1 điều 198 hoặc khoản 2.c điều 193

Điều 193. Quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
2. Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
c) Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b khoản này.
Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Tình huống 4

Công ty Dịch vụ kỹ thuật Anh Quân (Công ty Anh Quân) có dự định ký kết hợp đồng độc quyền sử dụng sáng chế với Ông X, để có quyên sử dụng sáng chế nêu trên tại Việt Nam (SC này đã được Ông X đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và được Cục SHTT cấp Bằng ĐQSC). Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với Ông X, Công ty Anh Quân đề nghị Anh/Chị tư vấn vê một số vấn đề sau:
Câu hỏi:
1. Trong thời hạn HĐ sử dụng sáng chế có hiệu lực, Công ty Anh Quân có quyền được chuyển giao lại quyền sử dụng sáng chế đó cho công ty khác hay không? Công ty Anh Quân có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả khi sử dụng SC hay không?
2. Công ty Anh Quân có quyền xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ việc ứng dụng SC đó sang một nước khác hay không?

Trả lời:
1. Có quyền chuyển giao quyền sử dụng SC cho công ty khác nếu được chủ sở hữu cho phép (Khoản 3 điều 142 luật SHTT)

Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Về nghĩa vụ trả thù lao: Nếu trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giữa công ty Anh Quân và ông X không có thỏa thuận khác thì Anh Quân không có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả SC, nghĩa vụ này thuộc về chủ sở hữu (Điều 135 luật SHTT).

2. Có thể xuất khẩu nếu tại nước đó ông X không nắm quyền sở hữu đối với SC đó hoặc không độc quyền nhập khẩu SP được SX từ SC đó. (Điểm b khoản 2 điều 144 luật SHTT)

Điều 144. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan