Thứ Sáu (26/04/2024)

Kiểm tra giữa kỳ môn bảo vệ quyền SHCN (Lớp SHTT chuyên sâu 2022)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Đề bài kiểm tra giữa kỳ và đáp án môn bảo vệ quyền SHCN (đề trong lớp học chuyên sâu về sở hữu trí tuệ 2022)

1. Văn bằng bảo hộ: Công ty Thương mại Ánh Sao được cấp văn bằng bảo hộ NHHH  “HIBISCUS”  cho sản phẩm rượu thuộc nhóm  33 và kinh doanh rượu thuộc nhóm 35

2. Đề nghị xử lý xâm phạm: Công ty Thương mại Ánh Sao đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền của hai công ty Châu Âu và Thảo Mộc SX, KD rượu  mang nhãn hiệu “HIBISCUS” đang được độc quyền của Công ty.

a. Nhãn hiệu của Công ty Châu Âu

b. Nhãn hiệu của Công ty Thảo Mộc

Lập luận liên quan: Khi bị xử lý xâm phạm thì cả hai cơ sở đều  có các ý kiến như sau
– Cây thuốc Hibiscus đã được sử dụng rộng rãi để chế ra các sản phẩm như sản phẩm bột mầu thực phẩm, chè, rượu Hibiscus v.v..

Yêu cầu giải quyết vấn đề: Học viên được chia theo 10 nhóm, mỗi nhóm có 10-11 học viên, các thành viên trong nhóm trình bày các câu không trùng nhau. Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm chấm điểm cho từng cá nhân. Tổng điểm mỗi nhóm sẽ là 90 điểm cho nhóm 10 người, 100 điểm cho nhóm 11 người.
1. Tư vấn cho Công ty Ánh Sao về các quy định pháp luật để có thể thực thi quyền của mình khi bị xâm phạm.
2. Phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu được bảo hộ với nhãn hiệu của Công ty Châu Âu.
3. Phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu được bảo hộ với nhãn hiệu của Công ty Thảo Mộc.
4. Tư vấn cho khách hành về thủ tục để không bị xử lý xâm phạm.
5. Viết tờ khai đơn và nêu ra căn cứ pháp luật. lập luận để thực hiện thủ tục để không bị xử lý xâm phạm.

Đáp án:

Câu 1. Tư vấn cho Công ty Ánh Sao về các quy định pháp luật để có thể thực thi quyền của mình khi bị xâm phạm.

Trả lời:

1. Phân tích về hành vi sử dụng:
Thứ nhất, theo khoản 5 Điều 124 Luật SHTT quy định về việc “Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi: là gắn dấu hiệu được bảo hộ lên sản phẩm mà mình cung cấp ra thị trường” Công ty Châu Âu và Công ty Thảo Mộc đã thực hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu có gắn dấu hiệu được bảo hộ lên nhãn sản phẩm sản phẩm rượu cũng như việc sản xuất kinh doanh rượu.

Thứ hai, đánh giá yếu tố sử dụng có phải là yếu tố xâm phạm hay không? Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.

Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
5. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, Căn cứ vào việc xác định các yếu tố xâm phạm để đánh giá việc sử dụng dấu hiệu đang được bảo hộ của Công ty Châu Âu và của Công ty Thảo Mộc có bị coi là hành vi xâm phạm quyền theo quy định tại Điều 129 Luật SHTT hay không.

Việc thực hiện giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ là nguồn thông tin tham khảo và là cơ sở để tư vấn cho Công ty Ánh Sao thực thi quyền của mình.

Câu 2. Phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu được bảo hộ với nhãn hiệu của Công ty Châu Âu.

Trả lời:

2.1. Xét về mặt khách quan, tổng thể hình thức thể hiện của hai nhãn hiệu có tính phân biệt, không tương tự gây nhầm lẫn và được trình bày cụ thể như sau:

TIÊU CHÍNHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘNHÃN HIỆU CÔNG TY CHÂU ÂUĐÁNH GIÁ
Cách thể hiệnPhần hình gồm: hình bông ngũ cốc, hình tròn và hình vương miện;
Phần chữ chữ: Rượu vang, HIBISCUS
Màu sắc: Nhãn đen trắngBao gồm một hình chữ nhật nằm ngang màu đen, chứa phần hình bông ngũ cốc, hình tròn và vương miện cách điệu. Phần chữ gồm “Rượu vang” màu trắng và “HIBISCUS”, kiểu chữ in nghiêng màu trắng
Phần hình: hình chữ nhật; hình elip; hình ngôi nhà;
Phần chữ: “KING LE’S EUR; VANG; HIBISCUS; APPETIZING WINE; 12%vol; 75cl; SX TẠI CÔNG TY PTCN CHÂU ÂU 674/4 NGUYỄN VĂN CỪ GIA LÂM HÀ NỘI”
Trùng dấu hiệu chữ “HIBICUS”. Chữ “HIBISCUS” được viết hoa, không cách điệu Tổng thể hình thức thể hiện có tính phân biệt, không tương tự gây nhầm lẫn
Cách phát âm phần chữ/Rượu/vang; /hi´biskəs//kiɳ/le/… ;/hi´biskəs/Trùng cách phát âm của phần chữ “HIBISCUS”
Ý nghĩaPhần hình: được thiết kế cách điệu mang ấn tượng tiêng, có tính phân biệt;Phần chữ: Mang ý nghĩa mô tả về rượu vang và có chứa thành phần là cây thuốc HibiscusPhần hình: được thiết kế cách điệu mang ấn tượng tiêng, có tính phân biệt; Phần chữ: Phần chữ trong nhãn hiệu bao gồm các từ/cụm từ có ý nghĩa tương ứng như sau: “KING LE’S EUR” trong đó “KING” là từ Tiếng Anh có nghĩa là “VUA” trong Tiếng Việt; “VANG” là từ mô tả sản phẩm “rượu vang” – đồ uống có cồn; “HIBISCUS” mô tả thành phần của sản phẩm; “12%vol” chỉ nồng độ rượu; “75cl” chỉ dung tích; “APPETIZING WINE” có nghĩa là “rượu ngon” – mô tả sản phẩm đồng thời quảng cáo sản phẩm; “SX TẠI CÔNG TY PTCN CHÂU ÂU 674/4 NGUYỄN VĂN CỪ GIA LÂM HÀ NỘI” chỉ nơi sản xuất sản phẩmPhần hình, phần chữ “KING LE’S EUR” không tương tự gây nhầm lẫnTrùng ý nghĩa mang tính mô tả sản phẩm của “Rượu vang; vang; Hibiscus”Trong 02 nhãn hiệu đều bao gồm từ “HIBISCUS” – đây là một loại thảo mộc có thể được sử dụng làm dược liệu hoặc phơi khô đài hoa để chế biến thành trà có lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp
Nhóm sản phẩm33, 35  33  Trùng nhóm 33

2.2. Tuy nhiên, theo hướng dẫn, phần trả lời Câu 2 sẽ nhằm mục đích là tư vấn để bảo vệ quyền lợi của Ánh Sao. Do đó, ngoài đánh giá khách quan về khả năng phân biệt của hai nhãn hiệu, để bảo vệ cho Ánh Sao, có thể cân nhắc để đưa ra các lập luận như sau:

Dựa vào nội dung so sánh trên đây, có thể rút ra kết luận về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
– Cả hai nhãn hiệu nêu trên đều được đăng ký cho nhóm sản phẩm là Nhóm 33, cụ thể là: “Rượu” và “Các loại đồ uống có cồn (trừ bia và thuốc dạng nước của y tế). Các sản phẩm nêu trên tương tự nhau do đều là đồ uống có cồn.
– Dấu hiệu chung của cả hai nhãn hiệu là chữ “HIBISCUS” được viết hoa, không cách điệu. 
− Nhãn hiệu của công ty Châu Âu có chứa nhiều yếu tố về màu sắc và nội dung phần chữ trong mẫu nhãn. Tuy nhiên xét thấy phần hình của nhãn hiệu rất trừu tượng, khó để người tiêu dùng diễn tả lại và phần chữ trong nhãn hiệu quá dài, người tiêu dùng khó có thể nhớ kĩ phần chữ. Do đó, yếu tố để lại ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng là “HIBISCUS” bởi lẽ đây là thành phần của sản phẩm – một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe.
– Xét Nhãn hiệu của công ty Ánh Sao, yếu tố “HIBISCUS” được viết rất to trong mẫu nhãn gây ấn tượng mạnh về thị giác cho người tiêu dùng và đồng thời đây là thành phần của sản phẩm – một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe.
− Khi người tiêu dùng đi mua sản phẩm, họ có thể sẽ chỉ đề cập đến “Rượu Hibiscus và người bán hàng có thể đưa 1 trong 2 loại rượu mang các nhãn hiệu như nêu trên. Điều này hoàn toàn có khả năng dẫn đến việc mặc dù người tiêu dùng muốn mua sản phẩm của công ty Ánh Sao nhưng lại bị mua nhầm sang sản phẩm của công ty Thảo Mộc
– Vì vậy, nhãn hiệu “Thảo Mộc Hibiscus ” về tổng thể có tính phân biệt nhưng do người tiêu dùng dễ ghi nhớ yếu tố “HIBISCUS” nổi bật nên vẫn có thể có khả năng bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hibiscus của công ty Ánh Sao.

Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bảo hộ riêng dấu hiệu “HIBISCUS” nên kể cả khi dấu hiệu này là một phần “không nổi bật” trong nhãn hiệu sử dụng của Công ty khác cũng vẫn có thể bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

Câu 4. Tư vấn cho khách hành về thủ tục để không bị xử lý xâm phạm.

Trả lời:
Thứ nhất, nhãn hiệu “HIBISCUS” là tên một loài thực vật phổ biến nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này có tính chất “mô tả sản phẩm” nên không đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng theo quy định tài Điều 74.2.c Luật SHTT
Thứ hai, trên cơ sở này cho thấy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “HIBISCUS” của Công ty Ánh Sao có dấu hiệu không trung thực. Cụ thể là Công ty Ánh Sao đã không diễn giải nhãn hiệu trong phần mô tả của tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ khoản 3 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ, Công ty Châu Âu và Công ty Thảo Mộc có thể nộp đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH của Công ty Ánh Sao trên cơ sở nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng do mang tính mô tả và không trung thực của người nộp đơn.
Thứ ba, Công ty Châu Âu và Công ty Thảo Mộc có thể nộp đơn lên Cơ quan thực thi đề nghị dừng xử lý xâm phạm theo quy định tại Điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP vì thuộc trường hợp tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

Câu 5. Viết tờ khai đơn và nêu ra căn cứ pháp luật. lập luận để thực hiện thủ tục để không bị xử lý xâm phạm.

Trả lời:
Căn cứ theo Phương án 3 tại Câu 4, soạn Tờ khai Hủy bỏ hiệu lực VBBH. Thành phần hồ sơ (căn cứ Điều 21 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN):
– Tờ khai yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
– Chứng cứ (nếu có);
– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản giải trình lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc Bản giải trình lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trong bản nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ;
– Các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các khoản 7, 21 Điều 1 của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan