Thứ Sáu (19/04/2024)

Ví dụ về áp dụng chia thừa kế? Áp dụng loại thừa kế nào trước?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Bài ví dụ về chia thừa kế theo quy định bộ luật dân sự, áp dụng chia thừa kế loại nào trước.

Có hai loại thừa kế chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vậy khi một người mất đi, tại thời điểm phân chia di sản thì áp dụng thừa kế nào trước? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Thừa kế theo di chúc là gì?
Thừa kế theo di chúc được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện theo di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế. Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên người thừa kế phải có những điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự.

Thừa kế theo pháp luật là gì?
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế , điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định; Khách hàng có thể tham khảo thêm nội dung chi tiết tại:

Ví dụ: A và B là 2 vợ chồng có khối tài sản chung là 600 triệu đồng. Ngoài ra B còn có tài sản riêng là 180 triệu. A và B có 3 người con là X (20 tuổi có khả năng lao động, Y 15 tuổi, Z 17 tuổi). B chết để lại di chúc cho M 100 triệu và N 200 triệu. B không còn ai thân thích. Chia thừa kế của B. A và B là vợ chồng và có tài sản chung là 600 triệu nên khi B  chết phần tài sản của B sẽ là 300 triệu + 180 triệu tài sản riêng = 480 triệu

Do phần tài sản của bà B là 480 triệu nhưng trong di chúc mới định đoạt 300 triệu nên phần còn lại là 180 triệu sẽ được đưa ra chia thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật của B gồm; A,X,Y,Z
– Chia di sản theo pháp luật; A=Y=Z=X= 180 triệu x 2/3 = 45 triệu
– Chia theo di chúc: M =100 triệu; N = 200 triệu

Nhưng A,Y,Z là những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo đó đáng ra họ phải được hưởng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật.

Xem thêm: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1 suất thừa kế theo pháp luật: A = Y = X = Z = 480/4 = 120 triệu

Vậy 2/3 của  1 suất  1 người thừa kế theo pháp luật = 80 triệu, nhưng do di chúc để lại cho M và N hết 300 triệu nên quyền lợi của họ không được đảm bảo, cụ thể họ chỉ được hưởng 45 triệu còn thiều 35 triệu. Những người được hưởng lợi từ di sản là M,N,X nên họ có nghĩa vụ lấy phần tài sản của mình bù đắp cho A,Y,Z  theo tỷ lệ số tiền đươc hưởng.

Từ phân tích trên ta có được kết quả:
A = Y = Z = 80 triệu
X = 31,3 triệu
M = 69,75 triệu
N = 139,13 triệu

Qua câu hỏi trên ta có thể thấy việc chia di sản theo pháp di chúc trước hay pháp luật trước còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp.Pháp luật luôn tôn trọng di nguyện của người đã mất những cũng bảo vệ quyền lợi theo hợp pháp của những người đáng được hưởng cụ thể là thân nhân của người chết; vợ con chưa thành niên.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan