Chuyển nhượng hay tặng cho phần vốn góp
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Nên chuyển nhượng hay tặng cho phần vốn góp? Tư vấn pháp luật về việc chuyển nhượng và tặng cho phần vốn góp
Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi, mua bán công ty hoặc góp vốn vào trong các công ty đôi khi chúng ta phân vẫn giữa hợp đồng tặng cho và chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty. Thực tế hai loại hợp đồng này có điểm gì lợi, hại trong quá trình thực hiện và soạn thảo? Điểm khác nhau cơ bản khi thực hiện một trong hai loại hợp đồng này là về mức thuế phải đóng và đối tượng đóng thuế TNCN khi thực hiện việc chuyển nhượng tặng cho.
Khái niệm chuyển nhượng và tặng cho
– Chuyển nhượng hiện tại không được quy định cụ thể trong luật tuy nhiên tại các quy định khác có thể hiểu đây là việc mua bán đối với phần vốn góp trong công ty
– Tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Thuế khi chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần
– Đối tượng nộp thuế: Đối tượng phát sinh thu nhập (bên chuyển nhượng)
– Mức thuế: Đối với chuyển nhượng phần vốn góp bằng 0 nếu chuyển nhượng ngang giá hoặc thấp hơn giá mua. Đối với chuyển nhượng cổ phần: 0.1% trên giá trị chuyển nhượng
Xem thêm:
Tính thuế TNCN chuyển nhượng phần vốn góp
Tính thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần
Thuế khi tặng cho phần vốn góp, cổ phần
– Đối tượng nộp thuế: phần vốn góp, cổ phần cũng được coi là tài sản nên trong trường hợp sử dụng hợp đồng tặng cho thì đối tượng nộp thuế là bên nhận tài sản (bên nhận tặng cho)
– Mức thuế: 10% theo quy định tại khoản 1 điều 23 thông tư 111/2013/TT-BTC
Điều 23. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều này nhân (×) với thuế suất 10%
Như vậy, tùy từng trường hợp và mục đích mà khách hàng có thể lựa chọn một trong hai loại hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho để làm hợp đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật và các nội dung hai bên thỏa thuận với nhau khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng, tặng cho phần vốn góp. Một số trường hợp do nghe các cá nhân, tổ chức không năm rõ các quy định gây nên những trường hợp khốn đốn. AZLAW đã từng gặp một khách hàng sau khi nghe “kế toán” tư vấn và làm chuyển nhượng bằng cách lập hợp đồng tặng cho người thân và bên thuế truy thu 10% giá trị tặng cho tương đương 200.000.000 VNĐ (Giá trị tặng cho là 2.000.000.000 VNĐ) sau đó phải làm hủy hợp đồng tặng cho. Do vậy, khi thực hiện hợp đồng khách hàng nên tham vấn ý kiến luật sư trước khi thực hiện.