Thứ Năm (28/03/2024)

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

AZLAW xin phân tích quy định về nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015 phân tích rõ cách thức nộp đơn khởi kiện; trình tự xem xét đơn khởi kiện và thời gian Tòa án xem xét đơn khởi kiện.

Quy định về nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về trình tự nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự của Tòa án, AZLAW xin phân tích quy định về nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Quy định về tiếp nhận đơn khởi kiện

Căn cứ điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đơn khởi kiện được Tòa án tiếp nhận theo một trong các cách sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tham khảo thêm thủ tục khởi kiện qua mạng

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

Trình tự xử lý đơn khởi kiện

Khi tiếp nhận được đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện sẽ phải xử lý đơn khởi kiện theo trình tự sau:
Bước 1: Ghi vào sổ nhận đơn, cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc chán án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
Bước 3: Trong vòng 5 ngày làm việc, thẩm phán xem xét đơn khởi kiện ra một trong các quyết định sau:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Nộp tạm ứng án phí nếu toà thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thụ lý vụ án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án
Như vậy, tổng thời gian từ lúc nộp đơn khởi kiến tới lúc thụ lý vụ án là 11 ngày làm việc. Thời hạn giải quyết vụ án sẽ kéo dài hơn tuỳ từng loại cụ thể
Bước 6: Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 – 4 tháng tuỳ vụ việc cụ thể có thể gia hạn tương ứng từ 1 – 2 tháng nếu vụ án phức tạp
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
Bước 7: Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định

Lưu ý:
– Người nộp đơn khởi kiện nên kê khai rõ thông tin số điện thoại, Thông tin chỗ ở hiện nay của mình để Tòa án có thể gửi các thông báo của Tòa án cho người khởi kiện được nhanh chóng tránh trường hợp bị thất lạc.
– Ngày làm việc được hiểu là các ngày trong tuần trừ thứ 7, chủ nhật.
– Khi ra một trong các quyết định trên, Tòa án có trách nhiệm gửi các quyết định đó qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho người khởi kiện để người khởi kiện được biết.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan