Thứ sáu (04/10/2024)

Quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Khái niệm về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là xem xét lại bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiệm trọng. Định nghĩa được quy định rõ tại điều 325 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Điều 370 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tính chất của giám đốc thẩm như sau:

Điều 325. Tính chất của giám đốc thẩm (BLTTHS 2015)
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
Điều 370. Tính chất của giám đốc thẩm (BLTTDS 2015)
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Tái thẩm là gì?

Tái thảm là xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định. Cụ thể tại điều 397 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Điều 351 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tính chất của tái thẩm như sau:

Điều 397. Tính chất của tái thẩm (BLTTHS 2015)
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Điều 351. Tính chất của tái thẩm (BLTTDS 2015)
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

So sánh giám đốc thẩm, tái thẩm

Tiêu chíGiám đốc thẩmTái thẩm
Tính chấtGiám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.  Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Đối tượngLà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.  Là bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện tình tiết quan trọng có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thành phần tham gia phiên tòaPhiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa. Chỉ triệu tập đương sự ( người có lợi ích trực tiếp) ngay cả khi xét thấy cần thiết, nếu đương sự vắng mặt vẫn tiến hành phiên tòa bình thường.
Căn cứPhát hiện ra có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ ánPhát hiện được tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định mà tòa án và các đương sự không biết được khi tòa án giải quyết vụ án.
Những người có quyền kháng nghị– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.  – Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.  – Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. – Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan