Thứ Ba (30/04/2024)

Tư cách pháp nhân là gì? Ví dụ về pháp nhân?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tư cách pháp nhân là gì? Thế nào là tư cách pháp nhân? Khái niệm về tư cách pháp nhân? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật? Ví dụ về tư cách pháp nhân?

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân không được định nghĩa cụ thể trong bộ luật dân sự mà chỉ đưa ra các điều kiện để trở thành một pháp nhân. Theo đó, AZLAW định nghĩa pháp nhân như sau: “Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức rõ ràng, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Tư cách pháp nhân là gì
Tư cách pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân là gì?

Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân (legal entity) được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015 trong đó phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện để có tư cách pháp nhân dưới đây:

Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, các trường hợp không có tư cách pháp nhân là những trường hợp không đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí về tư cách pháp nhân nêu ở trên

Ví dụ về tư cách pháp nhân?

Tổ chức có tư cách pháp nhân
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân vì đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của điều 74 Bộ luật dân sự 2020 cụ thể:
– Được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp 2020
– Có cơ cấu tổ chức rõ ràng theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp 2020
– Tài sản độc lập với cá nhân (thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm trên phần tài sản đã góp, cam kết góp)
– Tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân? Tuy tên gọi là hợp danh nhưng về mặt khái niệm, công ty hợp danh vẫn có những cá nhân góp vốn. Do vậy, công ty hợp danh vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một pháp nhân theo quy định.

Tổ chức không có tư cách pháp nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp => Không có tư cách pháp nhân
2. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng điều kiện tại điểm b, c, d khoản 1 điều 74 Bộ luật dân sự 2014
3. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân theo định nghĩa về hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
4. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân: Chi nhánh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp do vậy sẽ không có tài sản độc lập vì vậy chi nhánhkhông có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.

(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Để có tư cách pháp nhân, tổ chức cần đáp ứng 4 điều kiện như sau:

1. Được thành lập theo quy định của bộ luật dân sự và các luật liên quan
Pháp nhân phải là một tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật: cụ thể ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…hoặc một số hội, nhóm, cơ quan nhà nước. Các đơn vị này đểu có tư cách pháp nhân.

2. Có cơ cấu tổ chức, cơ quan điều hành

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ là một trong những điều kiện bắt buộc của luật, đối với các pháp nhân, cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ để quản lý các hoạt động của pháp nhân đó. Thường các pháp nhân sẽ có điều lệ hoặc quyết định thành lập quy định rõ cụ thể vị trí, vai trò của cơ quan điều hành.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ví dụ đối với doanh nghiệp tư nhân cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp nhưng lại không có tư cách pháp nhân vì không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà sẽ dựa trên tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ khác: hộ kinh doanh cá thể, văn phòng luật sư…

4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải nhân danh mình mà không phải cá nhân hay tổ chức nào khác, chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách độc lập. Ví dụ một tổ chức có tư cách pháp nhân khi bị kiện sẽ cử đại diện của mình để tham gia vụ kiện đó. Độc lập tức là xét về mặt chủ thể nó không dựa trên tư cách của cá nhân hay tổ chức nào khác

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan