Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Nội dung bài viết
Khác với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu trong một số lĩnh vực nhất định phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh và đáp ứng các điều kiện về tài chính….Trước đây, Doanh nghiệp nước ngoài khi thành lập được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó ghi nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp và nội dung thực hiện dự án đầu tư và ghi nhận quyền thực hiện xuất nhập khẩu, phân phối. Tuy nhiên, hiện nay theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư 2020 giấy tờ pháp lý khi thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm có:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Giấy phép kinh doanh (một số trường hợp)
Như vậy có thể hiểu đơn giản trước đây, 03 nội dung của 03 giấy tờ trên gộp chung trong giấy chứng nhận đầu tư, còn hiện tại 03 nội dung trên sẽ được tách riêng lẻ. Do đó những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày 01/07/2015, khi thay đổi đăng ký kinh doanh, nội dung đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đầu tư
Xem thêm: Các định nghĩa trong hoạt động mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài
Trường hợp nào phải có giấy phép kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1, điều 5 nghị định 09/2018/NĐ-CP về các trường hợp phải xin cấp giấy phép kinh doanh quy như sau:
Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp phải có GPKD
Theo quy định trên các trường hợp bắt buộc phải cấp giấy phép kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau:
– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa các loại
– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn nếu có sản xuất hoặc phân phối máy móc tại VN có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn
– Cung cấp dịch vụ logistics; (trừ các phân ngành mở cửa có quy định trong điều ước quốc tế mà VN là thành viên)
– Cho thuê hàng hóa (không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành)
– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (trừ dịch vụ quảng cáo)
– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp không cần GPKD
Không phải tất cả các trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều cần giấy phép kinh doanh. Ngoài các trường hợp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh ở trên thì các trường hợp kinh doanh thuộc lĩnh vực khác không cần cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép kinh doanh
Khi xin giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
– Bản giải trình lý do xin cấp giấy phép kinh doanh (đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường; kế hoạch tài chính; phù hợp các quy định pháp luật; khả năng tạo việc làm; mức độ đóng góp cho ngân sách)
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao y chứng thực)
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Bản sao y chứng thực)
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị:
– Trường hợp thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí : 01 bộ hồ sơ
– Trường hợp thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: 03 bộ hồ sơ
– Các trường hợp còn lại khác: 02 bộ hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở công thương tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trình tự cấp giấy phép kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ
– Nếu không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Nếu đáp ứng ứng điều kiện:
Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động bán lẻ trừ trường hợp bán lẻ gạo, đường, thiết bị ghi hình, sách báo tạp chí.
Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành với các trường hợp bán buôn, phân phối…
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp nào phải xin ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành
Theo quy định tại điều 8 nghị định 09/2018/NĐ-CP đối với các hoạt động bán lẻ hàng hoá không thuộc các trường hợp gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không cần xin ý kiến. Các trường hợp phải xin ý kiến gồm:
Bộ Công Thương:
– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa dầu, mỡ bôi trơn
– Cung cấp dịch vụ logistics;
– Cho thuê hàng hóa
– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Bộ Công Thương + Bộ quản lý ngành
– Phân phối bán lẻ hàng hoá là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí