Thứ tư (11/09/2024)

Điều kiện kinh doanh bãi đỗ xe, gửi xe như thế nào?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Điều kiện kinh doanh bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe như thế nào? Các quy định của pháp luật về kinh doanh bãi đỗ xe.

Khái niệm về trông, giữ xe

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 thông tư 12/2020/TT-BGTVT giải thích về dịch vụ trông giữ xe như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Dịch vụ trông, giữ xe là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe và được thu tiền đối với dịch vụ đó.

Theo đó, dịch vụ trông, giữ xe do các tổ chức, cá nhân thực hiện với việc gửi xe và thu tiên gửi xe. Ngoài ra, dịch vụ trông giữ xe là một trong các nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe theo khoản 2 điều 55 thông tư 12/2020/TT-BGTVT

Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe
2. Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe
a) Dịch vụ trông giữ phương tiện;
b) Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện của bãi giữ xe

Yêu cầu với bãi đỗ xe
– Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
– Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.

Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe
– Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
– Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
– Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;
– Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
– Thu tiền trông giữ phương tiện;
– Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;
– Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.

Kinh doanh bãi đỗ xe có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Theo quy định về các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh tại khoản 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:
1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Như vậy, hoạt động trông, giữ xe của cá nhân không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp về bãi giữ xe bao gồm cả sửa chữa và bảo dưỡng xe thì sẽ phải tiến hành đăng ký dưới hình thức lập công ty.

Thủ tục kinh doanh bãi đỗ xe

Đối với quy trình đăng ký được cấp phép kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe, theo khoản 5 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT: “5. Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn”. Do vậy, quy định về cấp phép và quản lý của các địa phương sẽ do văn bản của UBND tỉnh ban hành. Thông thường, việc tiến hành kinh doanh bãi đỗ xe sẽ cần yêu cầu thông báo cho Sở GTVT địa phương.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan